Phòng cháy chữa cháy cho các công trình chung cư cao tầng tại Việt Nam

Viện Kiến trúc Quốc gia thuộc Bộ Xây dựng đã phối hợp với Eurowindow tổ chức Hội thảo “Phổ biến các Quy chuẩn, tiêu chuẩn PCCC ở công trình xây dựng và các vấn đề thực tiễn.”
Viện Kiến trúc Quốc gia thuộc Bộ Xây dựng đã phối hợp với Eurowindow tổ chức Hội thảo “Phổ biến các Quy chuẩn, tiêu chuẩn PCCC ở công trình xây dựng và các vấn đề thực tiễn.”
Với mục đích tăng cường sự trao đổi về các quy chuẩn, tiêu chuẩn PCCC và cơ sở pháp lý, cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan, các vấn đề về tập huấn kỹ năng PCCC và thoát nạn cho người dân khi xảy ra sự cố tại các công trình chung cư, tòa nhà cao tầng, ngày 24/8, Viện Kiến trúc Quốc gia thuộc Bộ Xây dựng đã phối hợp với Eurowindow tổ chức Hội thảo “Phổ biến các Quy chuẩn, tiêu chuẩn PCCC ở công trình xây dựng và các vấn đề thực tiễn.”

Tham dự hội thảo có sự hiện diện của bà Phạm Thúy Loan - Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia, Thượng tá Bùi Quang Việt - Phó Cục trưởng Cục cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ (CNCH), đại diện lãnh đạo Eurowindow, cùng gần 100 khách mời là các chuyên gia nghiên cứu, kiến trúc sư, đơn vị tư vấn thiết kế và chủ đầu tư.

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Phạm Thúy Loan chia sẻ: “Công tác PCCC chữa cháy liên quan trực tiếp đến sinh mạng và quyền của người dân và trách nhiệm của các cấp chính quyền, cũng như toàn xã hội. Thật xót xa khi chứng kiến tình huống người dân bị chết cháy trong chính ngôi nhà - nơi vốn là tổ ấm an toàn nhất của họ. Việc người dân có cảm giác sợ hãi ngay trong chính ngôi nhà của họ là một điều khó chấp nhận và là thực tế buộc chúng ta phải suy nghĩ một cách nghiêm túc”.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, trên toàn quốc hiện có 4 166 chung cư, tòa nhà cao tầng.  Số lượng các công trình xây nói chung và công trình cao tầng nói riêng đang phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chiều cao, gây hiện tượng quá tải hạ tầng, khiến đô thị phát triển thiếu cân bằng, đặc biệt cần chú trọng hơn nữa công tác PCCC.

Những vụ cháy liên tiếp xảy ra gần đây trên cả nước đã để lại những thiệt hệ nghiêm trọng về người và tài sản; ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an toàn trật tự và sự phát triển kinh tế-xã hội. Đáng chú ý như vụ cháy tại chung cư CT4 B, KĐT Xa La, Phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội vào ngày 11/10/2015, hay vụ cháy nghiêm trọng tại chung cư Carina Plaza, đường Võ Văn Kiệt, Quận 8, TP.HCM vào ngày 23/3/2018… Thực tế đó càng khiến chúng ta không được phép lơ là, chủ quan trong công tác PCCC.

Phòng cháy chữa cháy cho các công trình chung cư cao tầng tại Việt Nam ảnh 1 Những vụ cháy liên tiếp xảy ra gần đây trên cả nước đã để lại những thiệt hệ nghiêm trọng về người và tài sản

Nhận định về hiện trạng công tác thực hiện các quy định về PCCC tại Việt Nam, Tiến sỹ Phan Anh - Giảng viên Khoa Phòng cháy, Đại học PCCC cho biết: “Việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong thiết kế, nghiệm thu về PCCC và đưa công trình vào hoạt động của chủ đầu tư, đơn vị quản lý, ban quản trị chung cư vẫn chưa đầy đủ, còn nhiều tồn tại, sai phạm phát sinh trong hoạt động. Phổ biến là vi phạm về các điều kiện ngăn cháy lan, thoát nạn, hoạt động của hệ thống, thiết bị PCCC”.

Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại và vi phạm này là do: Trước tiên là sự thiếu vắng của một hệ thống đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về PCCC tại các chung cư. Thứ hai, việc quy hoạch, xây dựng chung cư cao tầng (CCCT) chưa hợp lý dẫn đến mật độ xây dựng qua tải gây khó khăn cho công tác PCCC và Cứu hộ cứu nạn khi xảy ra sự cố cháy nổ. Thứ ba là chủ đầu tư, Ban quản lý, Ban quản trị các toàn chung cưu vẫn chưa nắm bắt và phổ biến các quy định pháp luật, kiến thức cơ bản về an toàn PCCC đối với CCCT tới người dân nên đã để xảy ra nhiều sự cố đáng tiếc xuất phát từ sự thiếu hiểu biết.

Ngoài ra, một số chủ đầu tư vì lợi ích kinh tế mà xem nhẹ sự an toàn và tính mạng người dân khi cố tình cắt giảm các chi phí đầu tư ban đầu cho PCCC, sử dụng hệ thống kém chất lượng, thi công không đúng với tiêu chuẩn thiết kế ban đầu, dẫn đến tình trạng hệ thống hư hỏng, kém chất lượng và không hoạt động khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

Đứng từ góc độ một doanh nghiệp đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp một số sản phẩm VLXD cho các công trình tại Việt Nam, Eurowindow luôn chú trọng đầu tư và phát triển có khả năng chống cháy cao, giúp giảm thiểu nguy cơ và thiệt hại do các sự cố cháy nổ gây ra tại các công trình CCCT.

Tại hội thảo, ông Vũ Trọng Trung - Phó Tổng giám đốc Eurowindow cho biết: “Với mục tiêu luôn gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích chung của xã hội, trong suốt 16 năm qua, Eurowindow luôn tiên phong mang đến những giải pháp tốt nhất về cửa và hệ vách nhôm kính lớn, góp phần nâng tầm chất lượng cuộc sống người dân và hiện đại hóa kiến trúc đô thị.

Trong đó, lĩnh vực sản xuất và ứng dụng các sản phẩm cửa và vách an toàn, chống cháy nổ được Eurowindow rất chú trọng phát triển với sự ra đời của nhiều dòng sản phẩm cửa và vách có khả năng chống cháy cao, tiêu biểu như: cửa gỗ chống cháy, cửa thép chịu lửa, ngăn khói, vách nhôm kính lớn, cửa tự động và cửa cuốn tích hợp hệ thống báo cháy...”

Phòng cháy chữa cháy cho các công trình chung cư cao tầng tại Việt Nam ảnh 2 ông Vũ Trọng Trung - Phó Tổng giám đốc Eurowindow giới thiệu một số sản phẩm cửa và vách ngăn khói, chống cháy tại hội thảo

Các sản phẩm cửa và vách ngăn khói, chống cháy của Eurowindow được giới thiệu tại hội thảo được các chuyên gia, lãnh đạo quản lý nhà nước và các kiến trúc sư đánh giá cao về chất lượng và khả năng PCCC cao.

Tiến sỹ Lý Văn Vinh - Viện Kiến trúc Quốc gia cho biết: “Với tư cách là một kiến trúc sư đã có nhiều năm kinh nghiệm, tôi đánh giá rất cao các sản phẩm cửa, vách ngăn cháy, cửa chống cháy của Eurowindow đã góp phần PCCC cho các công trình chung cư cao tầng. Định hướng phát triển đúng đắn của Eurowindow cũng chính là những mục tiêu mà ngành xây dựng Việt Nam đang hướng tới”.

Hội thảo được tổ chức là một hoạt động rất ý nghĩa, tạo cơ hội, cho các chuyên gia, lãnh đạo quản lý nhà nước, các kiến trúc sư, đơn vị tư vấn thiết kế, chủ đầu tư và đại diện các doanh nghiệp cùng tham gia thảo luận, phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác PCCC tại các CCCT.

“Hiện nay tại Việt Nam, vấn đề PCCC không chỉ là trách nhiệm của một đơn vị chủ quản mà cần có sự tương tác liên ngành, và kiểm tra chéo của rất nhiều các cơ quan Bộ, ban ngành liên quan, cùng toàn thể các cá nhân và doanh nghiệp, nhằm đảm bảo quyền lợi và sự an toàn của người dân phải được luôn được đặt lên hàng đầu” – bà Phạm Thúy Loan nhấn mạnh.

MỚI - NÓNG