Phú Quốc sau đất đai bị 'băm nát' đến lượt các sông bị bức tử

TPO - Dù chưa lên đặc khu nhưng một số khu vực đất đai, rừng núi ở Phú Quốc (Kiên Giang) bị "xẻ thịt" phân lô, bán nền. Và giờ đây, những dòng sông trên đảo Ngọc cũng đang bị bức tử.
Phú Quốc sau đất đai bị 'băm nát' đến lượt các sông bị bức tử ảnh 1 Đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang có 2 dòng sông - sông Dương Đông và sông Cửa Cạn cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và tưới tiêu. Sông Dương Đông dài trên 20km, là nơi hợp lưu của nhiều rạch trên đảo. Sông Cửa Cạn dài khoảng 15km, bắt nguồn từ dãy núi Hàm Ninh phía Bắc đảo, chảy theo hướng Tây - Tây Nam, qua Vườn quốc gia Phú Quốc, đồng Cây Sao, Đồng Bà rồi đổ ra biển thuộc ấp Lê Bát, xã Cửa Cạn.
Phú Quốc sau đất đai bị 'băm nát' đến lượt các sông bị bức tử ảnh 2 Theo điều tra của Tiền Phong, những năm gần đây dòng sông Dương Đông tại khu vực hạ lưu đã bị ô nhiễm nặng nề. Nước sông chuyển màu đen sẫm, bốc mùi khó chịu. Rác thải các loại, xác động vật thường xuyên xuất hiện, nổi lềnh bềnh trên sông. 
Phú Quốc sau đất đai bị 'băm nát' đến lượt các sông bị bức tử ảnh 3 Một vị lãnh đạo Ban quản lý công trình công cộng huyện Phú Quốc cho biết: Đoạn sông tại khu vực thị trấn Dương Đông có khoảng 10 ngàn hộ dân sinh sống, trên 320 cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó có hàng chục nhà thùng làm nước mắm. Tuy nhiên do không có hệ thống nước thải nên hầu hết đều xả thẳng ra sông. Trong khi đó nhiều khu dân cư tự phát, những dự án “ma” đang tiếp tục mọc lên trên phía thượng nguồn.
Phú Quốc sau đất đai bị 'băm nát' đến lượt các sông bị bức tử ảnh 4 Ông Nguyễn Văn Ba, một người dân sinh sông ở khu vực thị trấn Dương Đông nói: Cả chục ngàn hộ dân, hàng ngàn tàu thuyền neo đậu, hàng trăm cơ sở sản xuất, nhà hàng mọc lên như nấm dọc sông… mà không có hệ thống xử lí nước thải thì chỉ có “chơi” trực tiếp ra sông. Tôi không hiểu tại sao chính quyền lại cho xây dựng cái chợ đêm, chủ yếu phục vụ ăn uống, ngay dòng sông vốn đã ô nhiễm nặng nề?
Phú Quốc sau đất đai bị 'băm nát' đến lượt các sông bị bức tử ảnh 5 Trong khi đó, sông Cửa Cạn mức độ ô nhiễm không bằng sông Dương Đông, tuy nhiên dòng sông này đang bị tấn công bởi các công trình xây dựng và san lấp tạo mặt bằng. Cụ thể, tại tuyến sông khu vực ấp Lê Bát, nhiều hộ gia đình đã xây dựng công trình, nhà cửa kiên cố ven sông.
Phú Quốc sau đất đai bị 'băm nát' đến lượt các sông bị bức tử ảnh 6 Nhà của ông Nhan Thanh Truyền – Cựu Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Cửa Cạn được coi là người “tiên phong” xây nhà lấn chiếm dòng sông.
Phú Quốc sau đất đai bị 'băm nát' đến lượt các sông bị bức tử ảnh 7 Tại khu vực cầu Cửa Cạn một công ty đã cho xây nhà lấn sát mé sông.
Phú Quốc sau đất đai bị 'băm nát' đến lượt các sông bị bức tử ảnh 8 Nhà hàng cũng đã mọc lên.
Phú Quốc sau đất đai bị 'băm nát' đến lượt các sông bị bức tử ảnh 9 Đặc biệt một “đại gia” đến từ Hà Nội đã lấn chiếm hàng chục ngàn m2 dòng sông.
Phú Quốc sau đất đai bị 'băm nát' đến lượt các sông bị bức tử ảnh 10 Thậm chí vị đại gia Hà Nội này còn lấp luôn một nhánh sông và chiếm luôn cù lao trên sông. 
Phú Quốc sau đất đai bị 'băm nát' đến lượt các sông bị bức tử ảnh 11 Trước tình trạng những dòng sông Phú Quốc đang… hấp hối, dư luận đặt ra câu hỏi trách nhiệm thuộc về ai và chính quyền ở đâu?

Đầu tháng 4/2018 vừa qua, Thanh tra Chính Phủ thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong qui hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên… trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đoàn thanh tra Chính phủ cũng sẽ làm rõ công tác bảo vệ môi trường nước, xử lý chất thải rắn tại các đô thị, chất lượng nước của sông Dương Đông ở Phú Quốc.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.