Quy hoạch Hà Nội nhìn từ trên cao

Cao ốc với mật độ dày đặc đã và đang mọc lên vội vã, trong bối cảnh quy hoạch Hà Nội được cho là bị làm theo kiểu "băm nát".
Quy hoạch Hà Nội nhìn từ trên cao ảnh 1

Phát biểu tại buổi tổng kết của Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội chiều 4/1, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng thành phố đã không tận dụng được giá trị bất động sản trong rất nhiều năm, gây lãng phí. “Giờ chúng ta phải trả giá vì đã làm quy hoạch băm nát Hà Nội”, người đứng đầu chính quyền Thủ đô nói. 

Khu vực thuộc quận Tây Hồ, nhà cao tầng và thấp tầng san sát bao quanh Hồ Tây.

Quy hoạch Hà Nội nhìn từ trên cao ảnh 2

Quận Đống Đa với điểm nhấn trục Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh có hàng loạt cao ốc nhiều chục tầng. Ngoài trục đường lớn Nguyễn Chí Thanh, từ góc nhìn trên cao hầu hết các tuyến đường kết nối với khu dân cư ở quận này đều nhỏ.

Quy hoạch Hà Nội nhìn từ trên cao ảnh 3 Quận Ba Đình theo trục đường Đội Cấn với những dãy nhà thấp tầng san sát. Khu vực này có nhiều ngõ phố nhỏ chằng chịt.
Quy hoạch Hà Nội nhìn từ trên cao ảnh 4 Cầu Chương Dương kết nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên. Hai quận này chạy dọc ven sông Hồng, tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng hiện nay kiến trúc, cảnh quan nơi đây không có điểm nhấn. 
Quy hoạch Hà Nội nhìn từ trên cao ảnh 5 Long Biên là quận mới, tuy nhiên những khu phố cũ gần cầu Long Biên và Chương Dương khá dày nhà thấp tầng.
Quy hoạch Hà Nội nhìn từ trên cao ảnh 6 Quận Thanh Xuân phía tiếp giáp với trục vành đai 3, đường Khuất Duy Tiến. Nơi đây nhà cao tầng mọc lên san sát, mỗi khu cao ốc thường là một dự án đơn lẻ.
Quy hoạch Hà Nội nhìn từ trên cao ảnh 7

Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính một phần thuộc quận Cầu Giấy và một phần của quận Thanh Xuân. Điểm nhấn của khu vực này là hàng loạt chung cư cao tầng có từ chục năm nay.

Một số dự án công viên hồ điều hòa và nhiều dự án chung cư từ 25 đến trên 30 tầng cũng đang được xây dựng ở đây. 

Quy hoạch Hà Nội nhìn từ trên cao ảnh 8

Trục đường Tố Hữu với hàng loạt dự án cao tầng đã và đang được khẩn trương xây dựng, nằm san sát bên nhau. Tuyến đường này đã trở nên chật chội lâu nay, thường xuyên ùn ứ giao thông kéo dài.

Quy hoạch Hà Nội nhìn từ trên cao ảnh 9 Khu vực phía nam Thủ đô thuộc quận Hoàng Mai. 
Quy hoạch Hà Nội nhìn từ trên cao ảnh 10

Hơn 10 năm trước, Linh Đàm là đô thị kiểu mẫu của Hà Nội. Khoảng 2 năm trở lại đây, khu vực này trở nên quá tải bởi mật độ chung cư dày đặc, trong đó có nhiều tòa nhà cao 40 tầng. Do cao ốc dày đặc, hạ tầng đường xá không được mở rộng nên khu vực đường Nguyễn Hữu Thọ, đường vành đai 3 (Nghiêm Xuân Yêm) thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm.

Quy hoạch Hà Nội nhìn từ trên cao ảnh 11

Theo Bộ trưởng Xây dựng, khu đô thị ở bán đảo Linh Đàm ban đầu quy hoạch rất tốt, tuy nhiên qua nhiều lần điều chỉnh thì "hiện trạng bây giờ rất quá tải". Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Trần Ngọc Chính cũng cho rằng: "Một khu đô thị từng được giải thưởng quốc gia về thiết kế kiểu mẫu nhưng vài năm trở lại đây cho một doanh nghiệp vào xây dựng nhà giá rẻ, với 5 ha mà xây 12 tòa nhà cao tới 40 tầng... Ai cho phép ký quy hoạch này. Tôi cho rằng đây là một điều cần phải xem xét".

Quy hoạch Hà Nội nhìn từ trên cao ảnh 12 Theo Giám đốc Sở quy hoạch kiến trúc Hà Nội Lê Vinh, hiện việc phát triển thành phố để di dân ra phía ngoài chưa thực hiện được, vì cơ sở hạ tầng bên ngoài chưa có.
Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.