Sau nhiều sai phạm, Hà Nội cho ra quy trình lát đá vỉa hè mới

Sau nhiều sai phạm, Hà Nội cho ra quy trình lát đá vỉa hè mới
Sau nhiều sai phạm, Hà Nội cho ra quy trình lát đá vỉa hè mới
TPO - Sau công bố kết luận thanh tra và xem xét xử lý hàng loạt các cán bộ sai phạm liên quan, Hà Nội đã banh hành quy trình mới về lát vỉa hè bằng đá tự nhiên. Trong đó yêu cầu phải thí nghiệm đối chứng vật liệu và chất lượng thi công có dấu hiệu không đảm bảo yêu cầu; tăng cường giám sát cộng đồng với công trình lát đá tự nhiên ở các tuyến phố.

“Siết” quy trình kiểm tra thi công

Trong văn bản của Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành “Hướng dẫn quy trình lát hè bằng đá tự nhiên, bảo trì hè sau khi lát đối với các chủ đầu tư thực hiện các dự án có lát vỉa hè bằng đá tự nhiên”, gửi các quận, huyện, các Ban QLDA thành phố, các chủ đầu tư thực hiện các dự án có lát hè bằng đá tự nhiên nêu rõ: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố về việc xử lý, khắc phục sau thanh tra đối với các dự án đầu tư xây dựng lát đá vỉa hè các tuyến phố trên địa bàn một số quận. Trong đó giao Sở này chủ trì, hướng dẫn về quy trình lát hè bằng đá tự nhiên, bảo trì hè sau khi lát đối với các chủ đầu tư thực hiện dự án có lát hè bằng đá tự nhiên.

Theo Sở này, trên cơ sở các văn bản quy định pháp luật hiện hành các sở ngành đã thống nhất “Hướng dẫn về quy trình lát hè bằng đá tự nhiên, bảo trì hè sau khi lát đổi với các chủ đầu tư thực hiện dự án có lát hè bằng đá tự nhiên”.

Cụ thể, theo quy trình mới việc thi công, giám sát, nghiệm thu công trình lát hè bằng đá tự nhiên phải tuân theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9377-1:2012 như: Nhà thầu thi công có trách nhiệm thiết kế biện pháp thi công và trình chủ đầu tư chấp thuận. Trong đó, trình tự các bước thi công lát hè bằng đá tự nhiên trong biện pháp thi công chi tiết phải tuân thủ theo Tiêu chuẩn quốc gia và phù hợp với thực tế mặt bằng công trình.

Đối việc giám sát công trình, yêu cầu kiểm tra quy trình thi công lát hè của nhà thầu đã được phê duyệt; Thực hiện thí nghiệm đối chứng khi vật liệu, sản phẩm, thiết bị (đá lát, viên hạ hè, viên bó gốc cây, viên bó vỉa bằng đá tự nhiên...) và chất lượng thi công có dấu hiệu không đảm bảo theo yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật hoặc thiết kế.

Do đặc thù thi công lát hè với mặt bằng dàn trải, chủ yếu vào ban đêm..., nhà thầu giám sát cần tăng cường nhân lực để kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên trong quá trình thi công. Tăng cường công tác giám sát cộng đồng đối với công trình lát hè bằng đá tự nhiên trên các tuyến phố.

Việc nghiệm thu công trình được tổ chức nghiệm thu các giai đoạn thi công (các lớp cấu tạo lát hè: Nền đất đầm chặt; lớp giấy dầu; Lóp bê tông đá; Lóp lát đá hoàn thiện...); Khi kết thúc một giai đoạn thi công phải được kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.

Quy trình mới cũng quy định công trình lát hè bằng đá tự nhiên thuộc sở hữu nhà nước thì tổ chức, cá nhân được nhà nước giao quản lý, khai thác công trình có trách nhiệm bảo trì công trình; Công trình thuộc sở hữu khác, chủ sở hữu công trình có trách nhiệm bảo trì công trình. Chủ đầu tư công trình lát hè bằng đá tự nhiên có trách nhiệm bảo trì công trình cho đến khi bàn giao cho nhà nước quản lý.

Hàng loạt sai phạm về lát đá vỉa hè có được khắc phục?

Trước đấy, chọn thời điểm cận Tết Nguyên đán, Hà Nội đã công bố kết luận thanh tra các dự án đầu tư xây dựng lát đá vỉa hè các tuyến phố trên địa bàn một số quận gây xôn xao và bức xúc dư luận thời gian qua.

Theo đó, sau hơn hai tháng trời, ngày 13/2/2018 Thanh tra Thành phố Hà Nội đã có thông báo số 675/TBKL-TTTP về kết luận thanh tra các dự án đầu tư xây dựng lát đá vỉa hè các tuyến phố trên địa bàn một số quận Hà Nội.

Theo đánh giá quá trình đầu tư các dự án nâng cấp, cải tạo hè các tuyến đường phố cơ bản thực hiện theo Thiết kế mẫu hè phố đô thị trên địa bàn TP Hà Nội; đá lát hè hầu như có nguồn gốc do các DN tại tỉnh Thanh Hóa cung cấp…

Tuy nhiên, kết luận thanh tra đã chỉ ra nhiều tồn tại, sai phạm trong việc lát đá vỉa hè như hướng dẫn không đồng nhất và rõ ràng trong “Thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội” nêu trên dẫn đến thực tế có 25/38 dự án cải tạo, chỉnh trang hè phố dùng đá 1x2, có 13/38 dự án dùng đá 2x4 đổ bê tông lót nền hè; tại một số dự án, đá lát hè được lát sít nhau và do đá lát có chiều dày ≥ 3 cm, có thể dẫn tới hồ xi măng khó đổ đầy mạch, làm giảm liên kết giữa các viên đá lát, ảnh hưởng chất lượng hè lát đá.

Đáng chú ý, kết luận chỉ rõ nhiều UBND quận như: quận Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân, chưa thực hiện đầy đủ chỉ đạo của Thành phố như không tổ chức rà soát và kiểm tra hiện trạng hè, chưa xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện việc sửa chữa cải tạo áp dụng vật liệu lát hè, bó vỉa bằng vật liệu đá tự nhiên có độ bền đảm bảo 50-70 năm, chưa đồng bộ cải tạo hè với cải tạo, chỉnh trang mặt tiền đô thị để đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và mỹ quan khu vực.

Đặc biệt, tại quận Hà Đông, dự án Đầu tư cải tạo, nâng cấp vỉa hè quốc lộ 6A (đoạn Phùng Khoang- Ba La) không có trong danh mục kế hoạch đầu tư trung hạn của quận giai đoạn 2013- 2015, là không thực hiện đúng chỉ đạo của Thành phố về xây dựng kế hoạch đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Một số quận chấp thuận đầu tư dự án lát đá hè ở những tuyến phố không phải phố cổ hoặc trung tâm quận, hè phố chưa ổn định, như: tại quận Long Biên 02 dự án: Xây dựng tuyến đường 25m từ đê sông Đuống đến tuyến đường quy hoạch mặt cắt ngang 40m (tiếp giáp với Trường Alexndre Yersin) tại phường Ngọc Thụy và Xây dựng tuyến đường từ đê sông Hồng đến đường gom cầu Thanh Trì, phường Thạch Bàn, Cự Khối; tại quận Hà Đông cho lát đá đường nội bộ tại 04 khu Hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất thuộc phường Kiến Hưng, Phú Lương trong khi các hộ dân trúng đấu giá đất chưa tiến hành xây dựng nhà (sau này các hộ dân xây dựng nhà có thể ảnh hưởng đến kết cấu của hè).

MỚI - NÓNG