Sở Tài nguyên Hà Nội từng kiến nghị thu hồi đất hãng phim truyện

Hãng phim truyện Việt Nam
Hãng phim truyện Việt Nam
TPO - Trong khi lùm xùm trong việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) chưa được giải quyết thì mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội đã yêu cầu VFS chấm dứt việc cho thuê đất trong khuôn viên. Nếu không thực hiện được sẽ bị thu hồi đất.

Theo kết luận Thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại Hãng phim truyện Việt Nam (VFS), hiện trạng khu đất 5.438 m2 tại số 4 Thụy Khuê do Hãng phim truyện Việt Nam đang quản lý được chia thành hai phần. Một phục vụ cho sản xuất kinh doanh phim ảnh, phần khác được sử dụng kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống.

Đối với khu đất số 4 Thuỵ Khuê rộng 550m2 thì VFS ký Hợp đồng thuê đất số 561-245/ĐC-NĐ-HĐTĐ ngày 30/12/1999 với diện tích 5443,5 m2 tới năm 2002. Theo Kết luận thanh tra của Sở TN&MT Hà Nội, năm 2006, đại diện VFS là Giám đốc Nguyễn Văn Nam tự ý ký hợp đồng cho thuê đối với một cá nhân mang tên Nguyên Lệ Thủy, mà không thông qua Đảng ủy và Ban Giám đốc VFS. Khu vực cho thuê gồm: 2 khối nhà 2 tầng sát đường ven Hồ Tây: Nhà Thủy phi cơ diện tích 100m2 và Nhà In tráng phim diện tích 450m2. Thời hạn cho thuê đến năm 2018.

Sau khi thuê đất, khu nhà In tráng 2 tầng được bà Thủy sử dụng kinh doanh nhà hàng. Còn nhà Thủy phi cơ hiện đang bị niêm phong chờ Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy giải quyết do xảy ra tranh chấp giữa VFS và bà Thủy. Cụ thể tranh chấp xảy ra khi bà Thủy không nộp tiền thuê đất cho Hãng nữa kể từ năm 2011. Năm 2012, trước yêu cầu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, VFS muốn thanh lý hợp đồng thuê đất nhưng bà Thủy không đồng ý. Vụ việc đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Sở Tài nguyên Hà Nội từng kiến nghị thu hồi đất hãng phim truyện ảnh 1

Trên thực tế, VFS hiện chỉ còn sử dụng với diện tích 4.888 m2 đất và các công trình trên đất. Trong đó chỉ có 4.610 m2 được sử dụng để phục vụ hoạt động làm phim. Diện tích còn lại như dãy nhà cấp 4 phía trước giáp đường Thụy Khuê, VFS đã cho thuê với mục đích kinh doanh ăn uống. Cụ thể là Cửa hàng phở Cồ, nhà hàng ăn uống Hòa Hương, nhà hàng Hương vị Việt.

Trao đổi với Tiền Phong, lãnh đạo Sở TN&MT Hà Nội cho biết, sau khi thanh tra, Sở TN&MT đã yêu cầu Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam chấm dứt các hợp đồng, việc đã cho tổ chức, cá nhân thuê nhà đất trong khuôn viên nhà đất do Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam đang quản lý, sử dụng để trả lại hiện trạng nhà đất đưa vào sử dụng đúng mục đích, chức năng nhiệm vụ của đơn vị và tuân thủ đúng quy định Luật Đất đai.

Về dự án xây dựng Trung tâm văn hóa điện ảnh, cách đây hơn một năm, Sở TN&MT cũng yêu cầu trong trường hợp VFS không đáp ứng được thì dừng việc nghiên cứu lập dự án đầu tư.

Tuy vậy, hơn 1 năm sau, khi VFS công bố bản cáo bạch cổ phần hóa (tháng 3/2016) thì những vấn đề đất đai trên vẫn chưa được giải quyết.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.