Thánh đường Lalibela giữa lòng đá nham thạch

Thánh đường Lalibela giữa lòng đá nham thạch
Thánh đường dựa vào đỉnh cao nhất của dãy núi Lasta là công trình ấn tượng của Ethiopia.

Thánh đường Lalibela giữa lòng đá nham thạch

Thánh đường dựa vào đỉnh cao nhất của dãy núi Lasta là công trình ấn tượng của Ethiopia.

Nhà thờ đá Lalibela ở Ethiopia là một dấu mốc quan trọng về kiến trúc của vương triều Overcest, thể hiện tín ngưỡng sùng bái đạo Cơ đốc của người dân đất nước này.

Thánh đường Lalibela giữa lòng đá nham thạch ảnh 1
Thánh đường Lalibela giữa lòng đá nham thạch ảnh 2
 

Vương triều Overcét thống trị đất nước Ethiopia từ năm 1173 đến năm 1270. Tương truyền, khi hoàng tử của vương quốc ra đời, hoàng hậu đã nhìn thấy một bầy ong kéo đến vây quanh, tượng trưng cho một điềm lành. Hoàng hậu đã đặt tên hoàng tử là Lalibela nghĩa là “vua của bày ong”.

Thánh đường Lalibela giữa lòng đá nham thạch ảnh 3
 

Lalibela là một tín đồ cơ đốc sùng đạo. Nhiều lần mơ thấy được đến đất thánh Jerusalem, ông đã mời rất nhiều người thợ khéo tới, xây nên nhiều thánh đường trong thành phố. Khi Lalibela băng hà vào năm 1212, để tưởng niệm những công đức của ông với người đời sau, nhân dân Ethiopia đã xây dựng một khu giáo đường dành riêng tặng ông và cũng là nơi mai tang quốc vương.

Thánh đường Lalibela giữa lòng đá nham thạch ảnh 4
 

Mười một nhà thờ đá nham thạch chia làm ba cụm, hòa hợp tạo nên một quần thể kiến trúc tổng thể, nối với nhau bằng các địa đạo và hành lang.

Thánh đường được đào sâu trong ngọn núi nên ban đầu công việc thi công vô cùng khó khăn. Đầu tiên, những người tham gia thực hiện công trình phải tìm những phiến đá nham thạch lớn, không có vết nứt, loại bỏ đất đá mềm trên bề mặt rồi tách rời khỏi núi. Sau đó, từ những phiến đá lớn này, người ta mới đục đẽo nên tường, trần, cửa, cột trụ… Truyền thuyết còn kể lại rằng vua Lalibela đã nhận được sự giúp đỡ của các thiên thần do chúa ban xuống.

Thánh đường Lalibela giữa lòng đá nham thạch ảnh 5
 

Nhà thờ lớn nhất trong quần thể này là Maldhaniamu nghĩa là “cứu thế”. Nhà thờ làm từ đá nham thạch đỏ, bao gồm năm điện thờ cỡ vừa, và đại sảnh.

Thánh đường Lalibela giữa lòng đá nham thạch ảnh 6
Thánh đường Lalibela giữa lòng đá nham thạch ảnh 7
 

Nhà thờ Maria với ba điện thờ bên trong cũng có vẻ đẹp linh thiêng, thần thánh. Cửa sổ của giáo đường có hình chữ thập. Các cột trụ đá bên trong bọc vải vì đức vua cho rằng chính chúa Jesus từng chạm vào các cây cột này.

Thánh đường Lalibela giữa lòng đá nham thạch ảnh 8
Thánh đường Lalibela giữa lòng đá nham thạch ảnh 9
 

Tòa giáo đường thánh George tọa lạc trong những hố nham thạch sâu, có đường ngầm nối với cửa ra vào thì có nội thất giản dị, trang nghiêm hơn.

Thánh đường Lalibela giữa lòng đá nham thạch ảnh 10
Thánh đường Lalibela giữa lòng đá nham thạch ảnh 11
Thánh đường Lalibela giữa lòng đá nham thạch ảnh 12
 

Người đầu tiên phát hiện lại nơi này là nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Pero da Civilha, gây chấn động cho giới nghiên cứu khảo cổ trên toàn thế giới. Năm 1978, Lalibal đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Theo Xzone

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG