Tranh chấp chung cư: Cư dân tiếp tục làm “con tin”

Tranh chấp chung cư: Cư dân tiếp tục làm “con tin”
TP - Sai phạm trong xây dựng, nhập nhèm sử dụng phí bảo trì… là một trong rất nhiều lý do xảy ra xung đột giữa ban quản lý (đại diện cho chủ đầu tư) và cư dân tại các khu chung cư. Thế nhưng, ngay cả khi Ban quản trị được thành lập thì việc đòi quyền lợi cho cư dân vẫn “khó như lên trời”.
Tranh chấp chung cư: Cư dân tiếp tục làm “con tin” ảnh 1

Cư dân chung cư BMM căng băng rôn phản đối CĐT.

Điều động quân đội “bảo vệ” dân cư

Đầu tháng 10/2017, Báo Tiền Phong nhận được Đơn thư của Ban quản trị (BQT) cụm nhà chung cư toà nhà CTA, CTB khu Chung cư 789 (phường Mỹ Đình I, quận Nam Từ Liêm) về bất đồng giữa BQT với Ban quản lý (BQL) toà nhà.

Theo BQT, khu chung cư 789 đưa vào sử dụng từ năm 2008, suốt 9 năm tồn tại chủ đầu tư (CĐT) là Tổng Cty 789 chiếm hữu sử dụng diện tích chung . Trong suốt 8 năm, BQT chung cư cũng không được lập, khiến nhiều sai phạm xảy ra trong quá trình sử dụng kinh phí quản lý, vận hành. Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thế Xương (Phó BQT toà nhà) bức xúc, toàn bộ gần 630 mét vuông tầng 1 đang bị BQL chia nhỏ cho thuê với 10 ki ốt bán hàng. Tầng tum khoảng 270m2 cũng bị chiếm dụng, xây sai phép để cho thuê.

Từ cuối năm 2016, khi BQT toà nhà được thành lập, căn cứ theo các quy định của pháp luật, BQT đã lựa chọn đơn vị quản lý vận hành mới, bắt đầu từ ngày 17/9/2017. Thế nhưng Tổng Cty 789 không bàn giao nhiệm vụ, thậm chí còn cử vệ binh của quân đội để trực ở các vị trí chung cư.  Theo ông Xương, ngay sáng sớm 30/9, khu chung cư xuất hiện một lực lượng vệ binh cảnh giới các vị trí trong chung cư. Không cho Cty mới tiếp cận các phòng kỹ thuật điện, nước…. Bà Bằng, một cư dân tòa nhà 789 cho biết, chúng tôi thật sự bất an, ở đây là khu dân cư chứ không phải doanh trại quân đội nhưng lại thấy cả một tiểu đội án ngữ. Đơn vị cũ không bàn giao, đơn vị mới chưa vào được. Thế nên có chuyện một nhà bị mất điện, Cty quản lý mới phải xin Cty 789 chìa khóa tủ điện để được sửa chữa.

Một chung cư khác mà người dân đã phải sống nhiều năm trời trong nỗi lo lắng, thấp thỏm đó là tòa chung cư BMM (tổ dân phố 19, phường Phúc La, quận Hà Đông). Không những mất nhiều năm BQT chung cư mới được thành lập thì ngay sau đó, tháng 8/2017 vừa qua, cư dân tòa nhà đã xuống đường căng băng rôn với những khẩu hiệu phản đối CĐT. Ông Hà Tùng Linh, Trưởng BQT chung cư BMM cho hay, hiện nay tòa nhà chưa được nghiệm thu mà đã đưa vào sử dụng, không đảm bảo công tác an toàn PCCC theo quy định. Theo ông Linh, mặc dù BQT đã nhiều lần đề nghị CĐT hoàn thiện hệ thống PCCC để bàn giao, thế nhưng đơn vị này tiếp tục “chây ỳ”.

Tại chung cư Capital Garden (102 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội) do Cty TNHH Khách sạn Kinh Đô làm CĐT. CĐT đã thực hiện sai các cam kết khi bán nhà, bất ngờ cắt điện nước làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt dân cư. Người mua phải nhận bàn giao căn hộ sớm nhằm tránh phát sinh phí phạt bất chấp hạ tầng vẫn còn đang dang dở đến việc tự ý thay đổi cấu trúc tòa nhà nhằm thu lợi bất chính. Quá bức xúc, cư dân xuống sảnh tòa nhà căng băng rôn tố CĐT.

Chậm xử lý kiến nghị của dân

Theo Quyết định số 4505 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành ngày 1/7/2005 về việc giao 9.442 m2 đất tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm cho Cty 789 (Bộ Quốc phòng) để xây dựng Khu nhà ở cho cán bộ thuộc Bộ Tổng Tham mưu, toàn bộ diện tích sàn tầng 1 để sử dụng vào mục đích công cộng phục vụ trực tiếp cho khu nhà chung cư. Trao đổi với PV, đại diện Cty 789 cho biết, thực tế khu chung cư là nhà ở dành cho cán bộ của Bộ Tổng tham mưu, do đó cư dân đã được mua với giá ưu đãi. Đối với việc bàn giao lại cho một Cty khác để vận hành tòa nhà theo nguyện vọng của người dân, đại diện Cty 789 cho rằng: Do người dân chưa hiểu về quản lý, vận hành chung cư nên đã thuê đơn vị thuần kinh doanh, chưa có kinh nghiệm quản lý vào vận hành. Việc đưa lực lượng quân đội đến là để đảm bảo tình hình, sau đó lực lượng này đã thêm nhiệm vụ giúp đỡ người dân chuẩn bị lễ hội Trung thu. Về phản ánh xây thêm căn hộ tầng tum, vị này cho rằng, một số phòng tầng tum để phục vụ bảo vệ nghỉ ngơi, không cho thuê.

Ngày 11/10, BQT chung cư 789 nhận được công văn do UBND quận Nam Từ Liêm (ban hành ngày 10/10/2017) về việc đôn đốc thực hiện bàn giao công tác quản lý vận hành cụm nhà chung cư CTA-CTB chung cư 789. Theo đó, quận Nam Từ Liêm đề nghị CĐT, đơn vị quản lý, vận hành thực hiện việc bàn giao trang thiết bị, công tác quản lý vận hành nhà chung cư cho đại diện cư dân là BQT theo như nội dung đã thống nhất với BQT và theo đúng Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư của Bộ Xây dựng. Đồng thời, giao UBND phường Mỹ Đình 1 có trách nhiệm đôn đốc, giám sát việc bàn giao công tác quản lý, vận hành nhà chung cư và có biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tại nhà chung cư.

Tương tự, với chung cư BMM, cư dân đã gửi đơn kiến nghị lần 4 đến Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung với mong muốn được sống yên ổn tại những căn hộ mà người dân đã bỏ tiền ra mua. Thế nhưng, đã gần 5 năm, CĐT vẫn chưa thể hoàn thiện hệ thống PCCC. Theo đại diện BQT thì tòa nhà BMM đã xây sai phép so với thiết kế ban đầu. Cụ thể, chủ đầu tư đã xây vượt 1 tầng, là tầng số 31. Còn tầng tầng sai phép là tầng 5A. Tầng này vốn là tầng kỹ thuật nhưng đã bị tự ý thay đổi cấu trúc để trục lợi. Đây cũng là lý do khiến CĐT phải bổ sung thêm nhiều hạng mục để được nghiệm thu PCCC.

Luật sư Nguyễn Hồng Hà, Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, sau khi BQT thanh lý hợp đồng dịch vụ với đơn vị quản lý cũ, sau đó làm thông báo dán công khai và ký hợp đồng với đơn vị quản lý mới theo đúng trình tự. Do vậy, hành động ngăn cản của đơn vị cũ có dấu hiệu của hành vi gây rối trật tự công cộng. BQT hoàn toàn có thể làm công văn gửi công an phường, cơ quan cảnh sát điều tra.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.