Vẽ dự án, lừa bán đất nền

Dự án “chui” Eco Lake được quảng cáo thuộc chủ đầu tư Công ty Ðất Xanh Bắc Miền Trung
Dự án “chui” Eco Lake được quảng cáo thuộc chủ đầu tư Công ty Ðất Xanh Bắc Miền Trung
TP - Ngày 6/5/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 649 phê duyệt quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Theo quyết định này, khu vực phía tây thị xã Hương Thủy thuộc Tổ dân phố 9 phường Phú Bài (nằm cạnh Quốc lộ 1 nhánh tránh thành phố Huế) là vùng quy hoạch cây xanh đô thị.

Vậy nhưng, sau khi quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực, ông Tống Phước Hoàng Hưng, người có hộ khẩu thường trú tại Hải Châu, Đà Nẵng đã đứng ra gom mua đất của nhiều hộ dân tại Phú Bài, tiến hành làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp sang đất ở. Với những chiêu trò “phù phép”, vùng đất quy hoạch cây xanh (theo QĐ 649 của Thủ tướng Chính phủ) của ông Hưng, cấp có thẩm quyền tại tỉnh TT-Huế đã cho chuyển đổi trót lọt khu đất này thành đất ở.

Sau khi có được giấy tờ hợp lệ về đất ở, ông Tống Phước Hoàng Hưng kết hợp với “nhà môi giới” bất động sản là Công ty CP Đất Xanh Bắc Miền Trung đứng ra “vẽ” dự án khu dân cư mang tên “siêu dự án Eco Lake” để bán cho nhiều người. Tại dự án chui này, các đơn vị xây lắp đã tổ chức thi công, xây dựng trái phép các kết cấu hạ tầng giao thông, điện, bờ kè, biển quảng cáo… Hoạt động xây dựng này diễn ra trong một thời gian dài, trên đất đô thị và đất quy hoạch cây xanh, mà không gặp bất kỳ trở ngại, hay bị xử lý nào từ cơ quan quản lý nhà nước tại tỉnh TT-Huế.

 Tiền mất tật mang?

Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong với những chiêu trò biến đất chuyển đổi từ đất lâm nghiệp thành đất dự án “chui”, Khu dân cư tập trung tại Phú Bài (diện tích khoảng 1ha), chủ đất và “nhà môi giới” Công ty Đất Xanh Bắc Miền Trung đã tách thửa trái quy định rồi rao bán trót lọt 71 lô đất chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Để nhận chuyển nhượng một nền đất phân lô trái phép tại dự án “chui” Eco Lake, người mua phải bỏ ra hơn 400 triệu đồng. Tuy nhiên, trái với hứa hẹn từ “nhà môi giới” Công ty Đất Xanh Bắc miền Trung, người mua đất sau hơn một năm chờ đợi và chưa được cấp “sổ đỏ”, do đây là dự án được lập trái pháp luật.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Võ Thanh Bình, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường thị xã Hương Thủy, cho biết: Đại diện pháp lý khu đất dự án “chui” là ông Tống Phước Hoàng Hưng, còn Công ty Đất Xanh Bắc miền Trung chỉ là “nhà môi giới”. Tuy nhiên, qua hiện trường công trình, cùng với các thông tin quảng cáo và nhiều tài liệu mà PV thu thập được, dự án “chui” Eco Lake có liên quan trực tiếp đến Công ty Đất Xanh Bắc Miền Trung (trụ sở tại phường An Đông, Huế).

Khi ký hợp đồng đặt cọc tiền mua đất nền dự án “chui” Eco Lake, Công ty Đất Xanh Bắc Miền Trung đã dùng con dấu để chứng thực cho chữ ký của bên nhận đặt cọc (chủ đất) là ông Tống Phước Hoàng Hưng. Theo xác minh của PV, công trình điện dân dụng thuộc dự án “chui” Eco Lake là do Công ty Đất Xanh Bắc Miền Trung đầu tư. Trong Thông báo kết luận số 261 của UBND tỉnh TT-Huế, Phó Chủ tịch Phan Thiên Định chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao, UBND thị xã Hương Thủy kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến quảng cáo của Công ty Đất Xanh Bắc Miền Trung (tại dự án “chui” Eco Lake); kiểm điểm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.

MỚI - NÓNG
Tiểu thương ở chợ Phùng Khoang bức xúc vì bị 'vạ lây' vụ thịt lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi
Tiểu thương ở chợ Phùng Khoang bức xúc vì bị 'vạ lây' vụ thịt lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi
TPO - Nhiều tiểu thương buôn bán thịt lợn ở chợ Phùng Khoang (Hà Nội) tỏ ra bức xúc vì bị "vạ lây" khi cơ quan chức năng thông tin thu giữ số lượng lớn thịt lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Trong khi đó, Ban quản lý chợ khẳng định, khu vực thu giữ thịt lợn mắc bệnh là kiot tự phát nằm phía ngoài, không thuộc quản lý ở chợ Phùng Khoang.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Nỗi lo 'Sơn thần' nổi giận - Bài 2: Ám ảnh cảnh núi 'mất chân' gây sạt trượt

Nỗi lo 'Sơn thần' nổi giận - Bài 2: Ám ảnh cảnh núi 'mất chân' gây sạt trượt

TPO - Khi mùa mưa năm 2025 cận kề, những cơn mưa bất chợt trút xuống các đồi cao, núi dốc ở Tây Bắc như những lời cảnh báo rợn người. Trong đó, đáng lo ngại nhất là những tuyến đường, ngôi nhà được xây dựng bằng cách bạt chân núi, làm thay đổi địa hình, rất dễ bị sạt lở trong mùa mưa bão…
Hồi sinh những dòng sông chết: Không thể chờ thêm nữa!

Hồi sinh những dòng sông chết: Không thể chờ thêm nữa!

TPO - Nhiều dòng sông ở Việt Nam – từ sông Nhuệ, sông Đáy đến Bắc Hưng Hải – đã không còn là sông đúng nghĩa, mà biến thành “kênh chứa nước thải”. Luật Tài nguyên nước mới cùng Chỉ thị của Thủ tướng là tín hiệu mạnh mẽ để những dòng sông chết có cơ hội sống lại.
Nhà báo Phùng Công Sưởng: Mong thấy lại những dòng sông lãng mạn và yêu thương

Nhà báo Phùng Công Sưởng: Mong thấy lại những dòng sông lãng mạn và yêu thương

TPO - Chia sẻ tại Tọa đàm “Giải pháp hồi sinh những dòng sông chết” sáng 10/7, nhà báo Phùng Công Sưởng, Tổng Biên tập báo Tiền Phong mong muốn, các chuyên gia, sở ngành địa phương cùng 'mổ xẻ' khó khăn, bất cập, đồng thời hiến kế, đưa ra các giải pháp cải tạo tốt nhất, để các dòng sông trở lại hình ảnh lãng mạn và yêu thương.