Vì sao dân trong chung cư nguy hiểm không chịu di dời?

TPO - Nằm trong danh sách công trình cấp độ D, khu nhà G6A Thành Công được đánh giá là khu nhà tập thể nguy hiểm nhất Hà Nội. Thế nhưng, những người dân ở đây thì cho rằng: Họ vẫn sống tốt mà không cần cải tạo, sửa chữa gì!  
Vì sao dân trong chung cư nguy hiểm không chịu di dời? ảnh 1

Khu tập thể Thành Công (phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội) là một trong những khu tập thể lớn nhất ở Hà Nội.

Vì sao dân trong chung cư nguy hiểm không chịu di dời? ảnh 2

Khu nhà G6A, nằm trên mặt đường Nguyên Hồng, phường Thành Công được đưa vào sử dụng từ năm 1987. Một vài chỗ của tòa nhà đã bị nghiêng, tạo thành khe hở chữ V. UBND phường Thành Công đã phải gắn biển thông báo ở đơn nguyên 1 và 2, yêu cầu các hộ dân không cơi nới trái phép và chủ động tháo dỡ để tòa nhà bảo đảm khả năng chịu lực.

Vì sao dân trong chung cư nguy hiểm không chịu di dời? ảnh 3

Điều đáng ngạc nhiên là hầu như tất cả người dân tại đây khi được hỏi đều cho rằng: Chung cư vẫn rất tốt, không cần phải cải tạo gì. Đại diện khu tập thể G6 (gồm G6A, G6B), ông Nguyễn Văn Chi cho biết, từ năm 1987 khi người dân chuyển về đây, nhà đã nghiêng như vậy rồi. 

Vì sao dân trong chung cư nguy hiểm không chịu di dời? ảnh 4

Theo ông Chi, để tiết kiệm chi phí đào móng chủ đầu tư đã xây chung cư dựa trên 2 nền móng không bằng phẳng do đó tạo ra khe hở. 

Vì sao dân trong chung cư nguy hiểm không chịu di dời? ảnh 5

 “Khe hở này hoàn toàn không phải khe nứt, do đó xếp hạng chúng tôi là tập thể hạng D là không có cơ sở”, ông Chi khẳng định. 

Vì sao dân trong chung cư nguy hiểm không chịu di dời? ảnh 6

Để chứng minh cho nhận định của mình, ông Chi dẫn PV lên tầng thượng nơi có “khe hở” giữa 2 khối nhà. Ở đây có một tấm tôn cứng được đặt giữa 2 toà nhà G6A và G6B được đặt vào những năm 1990 để đảm bảo an toàn. “Sau hàng chục năm khe hở này vẫn chưa vậy, bằng chứng là tấm tôn vẫn còn nguyên vẹn. Do đó chúng tôi đã làm đơn yêu cầu xác định lại cấp độ chung cư này”, ông Chi nói. 

Vì sao dân trong chung cư nguy hiểm không chịu di dời? ảnh 7

Biên bản kiểm tra, xác minh hiện trạng nhà B6 khu tập thể Thành Công được thực hiện từ tháng 6 năm 2013.

Vì sao dân trong chung cư nguy hiểm không chịu di dời? ảnh 8

Theo giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục, toàn thành phố hiện có gần 1.500 khu CCC, chung cư độc lập được xây dựng từ những năm 1960 - 1970 đã quá niên hạn sử dụng, nhiều khu nhà đã ở tình trạng nguy hiểm nằm trên địa bàn quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoàn Kiếm gây mất mỹ quan đô thị.

Vì sao dân trong chung cư nguy hiểm không chịu di dời? ảnh 9

Trong hơn 10 năm qua, do còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ, dẫn đến việc Hà Nội mới chỉ thực hiện cải tạo được 14/1.500 nhà CCC, đạt chưa đầy 1%.

Vì sao dân trong chung cư nguy hiểm không chịu di dời? ảnh 10

Có những khu nhà được liệt vào danh sách nguy hiểm phải khẩn cấp sửa chữa như G6 A-B Thành Công, C8 Giảng Võ, nhà A Ngọc Khánh…, 

Vì sao dân trong chung cư nguy hiểm không chịu di dời? ảnh 11

Hiện nay vẫn rơi vào ngõ cụt do chưa nhận được sự đồng thuận từ đông đảo người dân.

Vì sao dân trong chung cư nguy hiểm không chịu di dời? ảnh 12

Cầu thang nhà tập thể B6 Thành Công được gia cố bằng thép từ tầng 1 đến tầng 5 để tránh nguy hiểm do sự xuống cấp ở đây quá lớn.

Vì sao dân trong chung cư nguy hiểm không chịu di dời? ảnh 13

Toàn bộ khu vực tầng 1 được các hộ dân kinh doanh buôn bán.

Vì sao dân trong chung cư nguy hiểm không chịu di dời? ảnh 14

Phần trên cùng của những dãy nhà tập thể cũ kỹ là hàng ngàn bồn chứa nước sinh hoạt. Nơi đây luôn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm do nhà thì cũ nát, những khối nước nặng hàng tấn này lại luôn đè từ trên xuống.

Vì sao dân trong chung cư nguy hiểm không chịu di dời? ảnh 15

Toàn bộ khu tập thể Thành Công nhìn từ trên cao.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.