Xây đường cao tốc từ Ninh Bình đến Nam Định

TPO - Thủ tướng giao tỉnh Nam Định chủ trì nghiên cứu dự án cao tốc đoạn Ninh Bình đến Nam Định theo hình thức PPP.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý UBND tỉnh Nam Định chủ trì nghiên cứu triển khai đoạn Ninh Bình đến Nam Định thuộc tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh theo hình thức PPP (đối tác công tư) trong giai đoạn 2017 - 2021.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Nam Định và Ninh Bình phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, tiếp thu ý kiến các Bộ, thực hiện đánh giá đầy đủ về sự cần thiết, nhu cầu giao thông và khả năng cân đối nguồn lực, trên cơ sở thống nhất về quy mô phân kỳ đầu tư, bảo đảm phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời tổ chức thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Nam Định và các Bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc triển khai đầu tư tuyến đường bộ ven biển, đoạn qua tỉnh Nam Định theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 2136/TTg-KTN ngày 28/11/2016.

Tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh được quy hoạch là cao tốc ven biển nối liền các tỉnh duyên hải Bắc Bộ với cao tốc Bắc Nam. Tuyến cao tốc này dài khoảng 160 km, điểm đầu thuộc phường Đại Yên, Hạ Long, Quảng Ninh, điểm cuối huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Đoạn cao tốc Quảng Ninh - Hải Phòng đã được khởi công xây dựng vào tháng 9/2014.

Theo Theo VGP
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.