Tổng duyệt dưới trời mưa tầm tã đêm 29/8. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Lính trẻ tham gia diễu binh, diễu hành: Vượt nắng, thắng mưa

TP - Sau 4 tháng miệt mài luyện tập dưới nắng mưa, những người lính ưu tú của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã trải qua những bài tập khắc nghiệt vốn được coi là đỉnh cao của điều lệnh đội ngũ. Tất cả họ đều hướng tới một mục đích duy nhất là tạo nên màn diễu binh, diễu hành hoành tráng trong lễ kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 diễn ra sáng nay tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ

Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ

TP - Tại Nghệ An, Sư đoàn bộ binh 324 (Quân khu 4) vừa phát động thi đua cao điểm với chủ đề “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trên quê hương Bác” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Lực lượng vũ trang Quân khu 4 và đợt thi đua “Năng động, tích cực; vượt mọi khó khăn; tham mưu chính xác; quản lý và bảo đảm hiệu quả” kỷ niệm 70 năm truyền thống ngành Tài chính Quân đội. 
Bộ sưu tập tem về Bác của anh Sơn. Ảnh: Đào Phan.

Kể chuyện Bác bằng tem

TP - 38 tuổi, nhưng Huỳnh Minh Sơn (Trưởng phòng Công tác sinh viên - ĐH Đà Nẵng) đã có thâm niên 23 năm sưu tầm tem về Bác Hồ. Đặc biệt, bộ sưu tập tem kể lại một câu chuyện hoàn chỉnh về con người và con đường hoạt động cách mạng của Người qua các thời kỳ lịch sử, cả trong và ngoài nước.
Khát vọng làm rạng danh đất nước

Khát vọng làm rạng danh đất nước

TP - Xứng đáng là thế hệ “vừa Hồng, vừa chuyên”. Hoàng Thị Thu Hà là gương mặt thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, với điểm tổng kết trung bình chung toàn khóa 3,91/4.0 điểm. Hà vừa được UBND TP Hà Nội tuyên dương là 1 trong 98 thủ khoa xuất sắc trên địa bàn TP Hà Nội năm 2015. 
Diễn xuất của Bùi Bài Bình mang đến sự gần gũi, dung dị cho bộ phim về lãnh tụ. Ảnh : ĐLPCC.

Hậu trường gần 5 năm làm phim Bác Hồ

TP - Gần 2 năm nghiên cứu bối cảnh, gần 5 năm để hoàn thành Nhà tiên tri công chiếu dịp 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, NSƯT đạo diễn Vương Đức chia sẻ thêm về hành trình tạo nên những thước phim dung dị về Hồ Chủ tịch.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp về quê xem đua thuyền năm 1999 (ảnh do ông Đỗ Trung Tiến chụp lại tại nhà Đại tướng năm 2008).

Tết Độc lập trên quê hương Đại tướng

TP - Những ngày giữa tháng Tám, về với xứ Lệ, những tiếng mõ, phách, tiếng “hố lên, hồ lên”... vang vọng trên dòng Kiến Giang. Ngót 70 năm qua kể từ 1946, sông nước nơi đây có riêng một lễ hội đua thuyền mừng Tết Độc lập.
Giá trị của Tuyên ngôn Độc lập

Giá trị của Tuyên ngôn Độc lập

TP - Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba của dân tộc Việt Nam, sau Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
Đất nước đang phát triển từng ngày (cầu Nhật Tân, Hà Nội). Ảnh: Hồng Vĩnh.

Có giàu mạnh mới giữ vững được độc lập

TP - “Mất độc lập không phải chỉ là chuyện chủ quyền, lãnh thổ mà còn, thậm chí quan trọng hơn nữa là câu chuyện lệ thuộc. Nếu lệ thuộc về kinh tế sẽ dễ dẫn đến lệ thuộc về chính trị. Do đó, để nền độc lập bền vững thì phải học cha ông về văn hóa giữ nước, phải phát triển mạnh lên, không để đất nước tụt hậu”, ông Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương nói về  ý nghĩa và bài học từ Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Ông Trịnh Lương trước nhà 48 Hàng Ngang.

Trở lại nơi Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập

TP - Trở lại ngôi nhà 48 Hàng Ngang (Hà Nội) - nơi Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, ông Trịnh Lương - con trai trưởng của cụ Trịnh Văn Bô, chủ nhân ngôi nhà trên đã kể những điều còn ít người biết trong quãng thời gian Bác Hồ sống và làm việc tại đây.
Dàn Người đẹp Hoa hậu Việt Nam 2014 cùng Nghệ sĩ ưu tú Tạ Minh Tâm quay MV “Tổ quốc gọi tên mình” trên hòn đảo Đồi Mồi, Phú Quốc. Ảnh: Hồng Vĩnh

Đằng sau ca khúc “Tổ Quốc gọi tên mình”

TP - Có thể nói “Tổ Quốc gọi tên mình” từ khi ra đời (2011) đã thực sự trở thành ca khúc có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất tính tới thời điểm này khi được hàng triệu người biết đến và hàng trăm ca sỹ tên tuổi thể hiện. Người góp phần làm nên ca khúc này là nhạc sỹ Đinh Trung Cẩn. Hiện anh đang sống ở một vùng biển nghèo Phan Rí - Ninh Thuận. Nhạc sỹ chia sẻ về hoàn cảnh ra đời ca khúc này.
Anh Phục đang kiểm tra lá cờ sau khi hoàn thiện.

Gia đình 70 năm may cờ Tổ quốc

TP - Trong rừng cờ đỏ sao vàng tung bay giữa nắng thu Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945, có những lá cờ do một gia đình của làng Từ Vân may. Đã gần 70 năm qua, gia đình với 4 thế hệ vẫn nối tiếp nhau giữ nghề.
Ông Huyến với tấm ảnh chụp gia tộc liệt sỹ Nguyễn Chưng.

Nhà có 12 liệt sỹ, 3 Mẹ Việt Nam anh hùng

TP - “Trong một gia đình có tới 3 người được phong Mẹ Việt Nam anh hùng, 12 liệt sỹ hy sinh cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đóng góp ấy làm rạng danh dòng họ, là niềm tự hào của quê hương” - lời nhận xét của Chủ tịch UBND xã Phước Hòa Nguyễn Văn Nhâm dẫn dắt chúng tôi tìm đến gia đình liệt sỹ Nguyễn Chưng và bà Lê Thị Mười, thôn Kim Đông, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định.