Lữ đoàn 189 hầu hết là "lính trẻ" nên phong cách cũng rất… "xì teen".

Chuyện ít biết về thủy thủ tàu ngầm Việt Nam

Phấn đấu trở thành thủy thủ tàu ngầm hiện là nguyện vọng của nhiều cán bộ chiến sĩ công tác tại Quân chủng Hải quân, bởi họ có cơ hội được làm việc trên những con tàu hiện đại nhất của Việt Nam, nên dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng đây cũng là niềm tự hào và vinh dự của người lính hải quân.
Nữ điệp báo siêu hạng dưới vỏ bọc tiểu thư

Nữ điệp báo siêu hạng dưới vỏ bọc tiểu thư

Trong con mắt của những nhân viên cùng phòng và người dân, tiểu thư Mỹ Nhung đi làm chỉ để kiếm chồng Mỹ và khoe sắc, khoe của. Với vỏ bọc hoàn hảo như vậy, nữ điệp báo đã lấy được rất nhiều nguồn tài liệu tối mật từ cơ quan tình báo Hoa Kỳ, góp phần không nhỏ vào thành tích chung của Cụm tình báo H63 anh hùng.
Vén màn bí mật về những siêu chiến binh Nepal

Vén màn bí mật về những siêu chiến binh Nepal

Nhận thấy khả năng chiến đấu ưu việt của chiến binh bộ lạc Gurkha ở Nepal, quân đội Anh chiêu mộ họ vào hàng ngũ. Để rồi theo năm tháng, chiến binh Gurkha có vai trò quan trọng trong các lực lượng đặc nhiệm thiện chiến của quân đội Hoàng gia Anh và Ấn Độ.
Đoàn tàu không số tại cảng Hải Phòng những năm chiến tranh. Ảnh: tư liệu.

Trường Sa đất cũ thu về

TP - Giải phóng quần đảo Trường Sa năm 1975 là một chiến dịch quân sự do một lực lượng hỗn hợp đặc công nước và bộ binh cấp tiểu đoàn thiếu thực hiện. Những trận đánh chớp nhoáng diễn ra, đối phương nhanh chóng đầu hàng. Nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao. Thời điểm đó nó làm vẹn nghĩa “núi sông thu về một mối”.
Anh hùng LLVT nhân dân Phạm Ngọc Thảo (ảnh chụp lại).

Điệp viên 'có một không hai' Phạm Ngọc Thảo

Nhắc đến Phạm Ngọc Thảo là nhắc đến một huyền thoại tình báo “có một không hai”. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nhận định: "Anh Phạm Ngọc Thảo đã nhận một nhiệm vụ đặc biệt, chưa từng có tiền lệ trong công tác cách mạng của chúng ta".
Ông Lã Viết Quang (áo trắng ở giữa hàng trước) và ân nhân của mình - bà Võ Thị Đào trong ngày hội ngộ đầu tiên.

Hai lần người lính khóc

TP - Dưới làn mưa bom bão đạn, người chiến sỹ bị thương nặng ở chân. Bốn bề không một mái nhà, không một bóng cây. Đói, khát khiến anh gần như lịm đi thì gặp được bàn tay dìu đỡ. Ly sữa ấm nóng vắt từ chính bầu ngực của chị đã giúp anh sinh ra lần nữa. Xúc động, anh khóc.
Thiếu tướng Đặng Ngọc Hùng.

Ký ức chiến tranh của Thiếu tướng Quân y

TP - Tiếng bom rền, đạn nổ, sức chịu đựng của thương binh, màu xanh bát ngát nơi núi rừng và tình đồng đội trong cuộc chiến hơn 40 năm trước như dội về trong đôi mắt của vị Thiếu tướng đã từng phẫu thuật cho hàng ngàn người lính khi tôi được nghe ông kể về những tháng năm tuổi trẻ ông để lại nơi chiến trường khốc liệt. Ông là Thiếu tướng Đặng Ngọc Hùng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Quân y 103, nguyên Phó Giám đốc Học viện Quân y.
Đại đội trinh sát đặc nhiệm leo dây tử thần.

Xứng danh lính trinh sát đặc nhiệm

Chúng tôi đến Đại đội 1 trinh sát đặc nhiệm thuộc Tiểu đoàn Trinh sát 32 (Bộ Tham mưu, Quân khu 5) khi các anh đang luyện tập kỹ thuật bí mật vận động khắc phục vật cản trong thành phố. 30 phút của một quy trình diễn ra thật nhanh nhưng là cả công sức, mồ hôi của đại đội nhiều năm qua.
Chuyện đời 'Lão ngư phủ' từng cắm cờ giải phóng sáng 30/4

Chuyện đời 'Lão ngư phủ' từng cắm cờ giải phóng sáng 30/4

Gia đình ông Nguyễn Văn Cẩn (60 tuổi) hiện sống trong căn nhà nhỏ nằm sát bờ biển thuộc xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Lão ngư phủ có gương mặt phúc hậu, làn da sạm đen vì nắng gió. Cách đây 40 năm, ông là một trong 2 người lính cắm cờ giải phóng đầu tiên ở Sài Gòn.
Ông Ngô Minh Dũng hiện nay.

'823 ngày đêm' ở trại Davis

TP - Cuộc đấu tranh của cán bộ chiến sỹ trại Davis ngay giữa lòng Sài Gòn để đòi Mỹ và chính quyền Sài Gòn tuân thủ Hiệp định Paris với nhiều câu chuyện cảm động về lòng kiên trung, bất khuất, mưu lược, dũng cảm đã trở thành huyền thoại, góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Sức mạnh từ sự thần tốc, quyết chiến!

Sức mạnh từ sự thần tốc, quyết chiến!

TP - Góp phần quan trọng làm nên chiến thắng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đó là sự lãnh đạo hết sức sáng tạo, biết nắm lấy thời cơ của Đảng và quân đội ta. Từ kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976 đã được rút xuống còn một năm, và từ một năm đã rút xuống còn ba tháng…
Ông Quán bồi hồi kể lại những kỷ niệm cùng chiếc gậy Trường Sơn. Ảnh: Dương Lê.

Tìm về cội nguồn Chiếc gậy Trường Sơn

TP - Gậy Trường Sơn - huyền thoại của một thời chiến tranh ác liệt, ra đời từ ý tưởng của một người lính trẻ có tên Phùng Văn Quán. Người lính ngày ấy, bây giờ vẫn sống cuộc đời bình dị. Chiếc gậy Trường Sơn giờ được ông treo trang trọng để nhắc nhở về ký ức của một thời khói lửa.
Ông Trần Văn Lai về khui lại căn hầm sau ngày giải phóng. Ảnh: Tư liệu.

Người làm căn hầm bí mật giữa lòng Sài Gòn

TP - Căn hầm bí mật nằm tại số nhà 287/68-70-72 trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TPHCM giờ là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. Ít ai biết căn hầm này đã từng che chở cho các chiến sĩ biệt động Sài Gòn, là hầm vũ khí, che giấu cán bộ tham gia trận đánh vào Dinh Độc lập rạng sáng mùng 2 tết Mậu Thân...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp mặt chiến sĩ bảo vệ Thành cổ Quảng Trị 1972 nhân 40 năm Giải phóng miền Nam ngày 7/4/2015. Ảnh: Minh Quân VPCP.

Tân binh, sinh viên Hà Nội - Một lứa ngang trời

TP - Một trung đoàn bộ binh với cả ngàn chiến sỹ! Điều khác biệt họ là những sinh viên năm nhất, năm hai, năm ba của những trường Đại học danh tiếng như: Y, Dược, Bách khoa, Tổng hợp… Trong số họ nhiều người đã anh dũng hy sinh, nhiều người trút áo lính tiếp tục bút nghiên và trở thành những nhà văn, nhà báo, bác sĩ, kỹ sư, thứ trưởng, bộ trưởng, chủ tịch, bí thư tỉnh…
Các Tướng lĩnh - Những nhân chứng lịch sử tham gia 5 cánh quân trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Năm cánh quân hội ngộ giữa Sài Gòn

TPO - Chiều 27/4, tại Dinh Độc Lập TPHCM diễn ra buổi Họp mặt truyền thống Anh hùng lực lượng vũ trang, cán bộ từ cấp Trung đoàn và tương đương trở lên là những nhân chứng lịch sử tham gia 5 cánh quân trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.