Giữ lửa Truông Bồn

Giữ lửa Truông Bồn

TP - Những ngày cuối tháng 7, khách thập phương đội nắng nườm nượp đổ về Mỹ Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An). ‘‘Có ngày hơn 1.000 người  đến viếng khu di tích lịch sử Truông Bồn, bọn em quần quật từ sáng đến tối mịt. Mỗi ngày ở Truông Bồn lại thêm một kỷ niệm, thêm nhiều câu chuyện xúc động’’, Nguyễn Thị Nhung, hướng dẫn viên kể.
Trên điểm cao 468 sáng 11 tháng 7

Tháng Bảy, trở lại Vị Xuyên...

TP - Đã mấy năm nay, từ khi nghỉ hưu, năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Mười Hai tháng Bảy là tôi lại thu xếp mọi việc riêng để trở lại Vị Xuyên, nơi đã gắn bó một phần đời, nơi lưu giữ những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời quân ngũ của mình – nơi mà mỗi lần quay trở lại đây, tôi lại thấy mình quá may mắn hơn bao anh em, đồng đội cùng thời...
 Máu và hoa trên đất nước Chùa Tháp

Máu và hoa trên đất nước Chùa Tháp

TPO - Một bài báo của Campuchia cách đây tròn 30 năm đã viết: Trong những năm cực kỳ bi thảm dưới chế độ diệt chủng Pôn Pốt, trên thế giới này, có không biết bao nhiêu kẻ mạnh, kẻ giàu nhưng duy nhất chỉ có người bạn láng giềng nghèo Việt Nam đến cứu sống dân tộc ta mà thôi.
Tri ân chiến sĩ Trường Sơn

Tri ân chiến sĩ Trường Sơn

TPO - Ngày 19/5, tại Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh (Hà Nội), Ban liên lạc Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2019).
Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết tinh của tinh thần quyết chiến, quyết thắng (*)

Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết tinh của tinh thần quyết chiến, quyết thắng (*)

TP - Nhân kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (ngày 7/5/1954 – 7/5/2019), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có bài viết với tựa đề: “Phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, quyết chiến, quyết thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Báo Tiền Phong xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này.
Tấm ảnh duy nhất chụp nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải (trái) cùng Phạm Xuân Ẩn và vợ con của ông

Nhà báo đã đưa Phạm Xuân Ẩn 'ra ánh sáng'

TP - Nhà báo đầu tiên và duy nhất đã gặp gỡ viết một cuốn sách về Phạm Xuân Ẩn khi ông gần như không được nhắc tới trong suốt thời gian dài, đó là Nguyễn Thị Ngọc Hải. Câu chuyện về một anh hùng tình báo gần như chìm vào quên lãng đã thôi thúc nhà văn gặp gỡ ông để trò chuyện lấy tư liệu viết sách.
Chiếc xe được trưng bày ngay sảnh chính của Bảo tàng Thái Bình - Ảnh: Hoàng Long

Câu chuyện về chiếc xe Volkswagen của 'Trùm tình báo Tư Chung' đang ở bảo tàng

TPO - Ông Đỗ Quốc Tuấn, Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng tỉnh Thái Bình cho biết, chiếc xe Volkswagen do gia đình bà Đặng Thị Tuyết Mai (Đặng Thị Thiệp) - vợ của anh hùng LLVTND Trần Văn Lai (Năm U.Som; Mai Hồng Quế - nhân vật Tư Chung, chủ hãng sơn Đông Á trong bộ phim Biệt Động Sài Gòn nổi tiếng) được bày trang trọng ngay giữa đại sảnh của bảo tàng này.
Nhóm phóng viên chiến trường. Từ trái qua: Phạm Nhật Nam, Thanh Phàn, Phạm Quang Nghị

Hồi ức của một cựu Ủy viên Bộ Chính trị

TP - Cuối năm 1970, Đoàn học viên lớp học đặc biệt của Trường viết văn Quảng Bá mới học được 5 tháng thì chuyển sang lớp huấn luyện cấp tốc tại Trường 105 Hòa Bình. Ngày 15/4/1971, đoàn lên đường vào chiến trường miền Nam. Trong đoàn có Ngô Thế Oanh, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Bảo, Lê Điệp... và chàng trai thấp bé 23 tuổi, mới tốt nghiệp Khoa Sử, ĐH Tổng hợp. Người đó là Phạm Quang Nghị. 
Nguyễn Thị Mỹ Nhung (Tám Thảo) đang làm việc tại phòng cố vấn tình báo Hải quân Mỹ. ảnh: Tư liệu

Nữ điệp viên chiến lược của Việt Nam

TP - Những năm tháng làm việc với Phạm Ngọc Thảo và Phạm Xuân Ẩn giúp Tám Thảo trưởng thành. Cô được tổ chức giao cho nhiệm vụ tiếp cận với tổ chức tình báo của đối phương và hoạt động độc lập với tư cách một nữ tình báo viên chiến lược của miền ngay trong chính trung tâm tình báo của địch. 
Cô Tám Thảo giới thiệu tấm ảnh chụp với em gái tại căn cứ Củ Chi Ảnh: Trần Nguyên Anh

Kiến tạo đường dây tình báo cho Phạm Xuân Ẩn

TP - Sau khi Phạm Ngọc Thảo hy sinh, Tám Thảo nhận được lệnh “trường kỳ mai phục”, để bảo vệ an toàn cho mạng lưới. Tám Thảo và Mỹ Linh được cử đi học tiếng Anh, tiếp tục học thêm kỹ năng làm tình báo trong khoảng một năm. Người tới nhà dạy tiếng Anh cho hai chị em, không ai khác, đó chính là Phạm Xuân Ẩn, một nhà báo tiếng tăm. 
Chuyện ly kỳ của nữ điệp viên anh hùng

Chuyện ly kỳ của nữ điệp viên anh hùng

TP - Cách đây không lâu, Cục 12 thuộc Tổng cục II, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Thượng úy Nguyễn Thị Mỹ Nhung, nguyên cán bộ Cụm H63, Phòng Tình báo Miền, Cục Nghiên cứu, Bộ Tổng tham mưu. thượng úy Nguyễn Thị Mỹ Nhung (Bí danh Nguyễn Thị Yên Thảo, tên thường gọi là Tám Thảo) là một trong số nữ điệp viên hiếm hoi được vinh dự nhận danh hiệu anh hùng.
Thân nhân những liệt sĩ Gạc Ma quê Đà Nẵng - Quảng Nam bên bài vị của con sáng 14/3/2019 - ảnh Trần Tuấn

Gạc Ma, sáng nay...

TPO - Câu chuyện Gạc Ma, sáng nay 14/3/2019 bên cửa biển Sơn Trà - Đà Nẵng, cửa ngõ Biển Đông của Tổ quốc linh thiêng...
Mâm giỗ chung 64 chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma

Người cha già và mâm giỗ 64 người lính Gạc Ma

TP - Đã hơn 30 năm nay, cụ Hoàng Nhỏ ở thôn Tân Định, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), cha của liệt sỹ Hoàng Văn Túy vẫn đều đặn làm mâm giỗ cho con trai và những đồng đội của con hy sinh trong trận thảm sát tại Gạc Ma ngày 14/3/1988. Với cụ Nhỏ, 64 người lính hy sinh ngày ấy đã hòa vào nhau làm một, như chính con trai của cụ vậy.
Nhìn lại để khẳng định sự thật lịch sử

Nhìn lại để khẳng định sự thật lịch sử

TP - Sau 12 kỳ liên tục chuyển tải những hồi ức, ký ức về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, Tiền Phong có cuộc trao đổi với GS.TSKH Vũ Minh Giang, Đại học Quốc gia Hà Nội, GS khẳng định, cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 là một sự kiện lịch sử quan trọng cần có vị trí xứng đáng trong các bộ lịch sử của dân tộc cũng như các sách giáo khoa và các phương thức giáo dục lịch sử khác. Đây cũng chính là cách tốt nhất để đẩy lùi những luận điệu xuyên tạc, dùng lịch sử để kích động đồng thời cũng là cách tốt nhất giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc.
Vợ chồng Nguyễn Bá Dũng, con trai Nguyễn Bá Lại và 2 cháu nhỏ

Thoát hiểm và chuyện người anh hùng

TP - Chiều sậm. Theo lối mới lở loét, đoạn thì đất đá tơi vụn, khúc thì có công sự như biến dạng vì chất nổ, chúng tôi mắt trước mắt sau bám theo dấu chân của chiến sĩ trinh sát quân đội được giao nhiệm vụ giúp đỡ đoàn nhà báo. Phải nhất nhất theo lời dặn của cậu lính trẻ này vì lớ ngớ rất dễ đạp phải mìn của ta và của cả địch cài.
Pháo thép Đồng Đăng - Khúc tráng ca bất hủ

Pháo thép Đồng Đăng - Khúc tráng ca bất hủ

TP - “Trong số hơn 100 người dân và chiến sĩ, chỉ có sáu người sống sót thoát ra được sau đó, còn lại đều chết ngay trong lòng pháo đài”. Thời khắc bi tráng đó sau này được anh hùng Nông Văn Phjeo, chiến sĩ đại đội 5 C5 (Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn), một trong số sáu người sống sót kể lại.
Ông Lý (bên phải) xúc động ôm đồng đội sau bao năm xa cách.

'Đồng đội đã nhường tôi phần may mắn'

TP - “Chiến tranh chẳng ai nói trước được điều gì, nhưng tôi sống sót sau trận chiến là do đồng đội đã nhường cho tôi phần may mắn. Đã 40 năm nhưng ký ức ngày tháng chiến đấu, từng đồng đội ngã xuống luôn hằn in trong tâm can” - Tâm sự của người lính già Hoàng Như Lý (68 tuổi, trú TP Móng Cái, Quảng Ninh), một trong số ít người sống sót trong trận đánh Pò Hèn 17/2/1979.