Người vợ ôm con 5 tháng tuổi chờ chồng chụp ảnh chiến trường phía Bắc

Người vợ ôm con 5 tháng tuổi chờ chồng chụp ảnh chiến trường phía Bắc

TPO - Chị Đỗ Thu Thủy (nguyên phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng) mới đây đã chia sẻ hình ảnh ôm con trai 5 tháng tuổi đợi chồng là phóng viên ảnh Minh Điền đang chụp ảnh trên chiến trường phía Bắc với những tâm sự của một người mẹ trẻ. Bức ảnh hai mẹ con ở nơi hậu phương làm xúc động nhiều nhà báo và độc giả.
Tế lễ cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn 337 hy sinh tại cầu Khánh Khê, tháng 2/1979 .Ảnh: D.C

Lạng Sơn: Đại giỗ chung ngày 17/2

TPO - Sáng 17/2/1979, quân Trung Quốc dùng hỏa lực, binh lính bắn giết hàng trăm cán bộ, lực lượng vũ trang và dân thường sinh sống ở biên giới Lạng Sơn. Ngày này, nhiều tổ chức, gia đình làm giỗ tưởng nhớ những người đã hy sinh nơi tuyến đầu.
Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, năm 1991

Những mốc chính của cuộc chiến

TP - Sự kiện tháng 2 năm 1979 là một “lát cắt rỉ máu” cứa vào truyền thống bằng hữu tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc. “Ôn cố tri tân”, việc nhìn lại lịch sử không phải khơi lại hận thù, mà là dịp hai nước cùng nhìn nhận, đánh giá, và xem như đó là bài học để không bao giờ xảy ra chiến tranh nữa.
Phạm Huy Xem (trên), tác giá (dưới) và Nguyễn Hữu Thông (phải)

Những đồng đội một thời đạn bom của tôi

TP - Trong cuộc đời quân ngũ của tôi, do yêu cầu nhiệm vụ tôi đã được đặt chân tới hầu hết các tỉnh thành, đến công tác ở nhiều đơn vị ở khắp các vùng biên giới, hải đảo. Trong thời gian Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc kéo dài 10 năm từ 1979 tới 1989, tôi đã có mặt tại nhiều đồn, trạm biên phòng, vị trí tiền tiêu ở các tỉnh biên giới phía Bắc, tham gia vào nhiều sự kiện quan trọng trong cuộc chiến đấu chống lấn chiếm, bảo vệ biên cương Tổ quốc. 
Anh hùng LLVT Nguyễn Duy Nhất là y sĩ có nhiều thành tích trong đợt chiến đấu bảo vệ biên giới tại Cao Lộc - Lạng Sơn. Ảnh do phóng viên Phạm Yên ghi lại

Báo Tiền Phong trong những ngày tháng 2/1979

TP - Ngay khi Trung Quốc đồng loạt tấn công các tỉnh dọc biên giới nước ta, ngày 17/2/1979, báo Tiền Phong đã kịp thời có những thông tin, hình ảnh phản ánh khí thế sục sôi chống ngoại xâm từ hậu phương đến tiền tuyến.
Bà Đỗ Ngọc Mai lục giở những ký ức chiến tranh ảnh: Duy Chiến

Nhân chứng của cuộc chiến

TP - Những ngày này, phóng viên báo Tiền Phong tìm gặp nhân chứng sống của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc để nghe họ kể về những ngày tháng khốc liệt cách đây tròn 40 năm.
Họa sĩ, nhà văn Đỗ Phấn thời quân ngũ (ngoài cùng bên phải)

Bỏ bục giảng tôi đi theo lệnh tổng động viên

TP - Mùa xuân năm 1981, lệnh tổng động viên do chủ tịch Tôn Đức Thắng kí đã tròn 2 năm. Lúc này hầu hết thanh niên Hà Nội đủ sức khỏe đã lên đường nhập ngũ. Lứa chúng tôi có lẽ là đợt tuyển quân chậm nhất. Những lính mới tuyển trong đợt 15/2/1981 phần lớn đều quá tuổi bắt đầu phải thực hiện nghĩa vụ quân sự từ khá lâu rồi.
Chiến tranh đã mang lại nỗi đau mất con cho hàng vạn bà mẹ Trung Quốc

Một cách nhìn đúng đắn từ Trung Quốc

TP - Ngày càng có nhiều người Trung Quốc hiểu biết, tôn trọng lẽ phải, nhất là những người lính đã từng tham gia cuộc chiến tranh ấy nhận rõ sự thực, dũng cảm phản bác lại những điều mà họ từng ngộ nhận; công bố và phân tích về những thực tế phũ phàng của cuộc chiến tranh phi nghĩa, trái đạo lý ấy...  
Ghi nhớ, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ Biên phòng Hữu Nghị ảnh: Duy Chiến

Kiên trung nơi tuyến đầu

TP - Rạng sáng 17/2/1979 quân Trung Quốc bất ngờ đồng loạt khai hỏa, tràn quân vào lãnh thổ Việt Nam. Tại khu vực trọng yếu Ðồng Ðăng, Bảo Lâm thuộc tỉnh Lạng Sơn. Lực lượng Biên phòng (BP) và nhân dân kiên cường phòng thủ, tổ chức sơ tán người già, em nhỏ ra khỏi vùng chiến sự…
Đại tá Nguyễn Kim Chung

Cứ bắn thẳng vào chỗ chúng tôi

TP - Trước ngày kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17/2/1979 - 17/2/2019), các cựu chiến binh mặt trận biên giới Vị Xuyên (Hà Giang) năm xưa có cơ hội ngồi lại với nhau, ôn lại ký ức hào hùng. “Có tổ đài liên lạc pháo binh nằm trên cao điểm 1509, vì địch đã đến rồi, anh em gọi trực tiếp cho trận địa là cứ bắn thẳng vào đầu chúng tôi đi”, Thiếu tướng Hoàng Văn Toái, nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 2, nguyên Chỉ huy trưởng bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang, xúc động kể.
Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học quốc gia “Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc - 40 năm nhìn lại” ảnh: Như Ý

Nhìn lại không phải để khoét sâu hận thù

TP - Sáng 15/2, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia: “Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc - 40 năm nhìn lại”. Theo PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, hội thảo không phải để khoét sâu mốt hận thù mà để nhắc lại một sự thật lịch sử, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
Hàng vạn thanh niên mít tinh biểu dương lực lượng tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám

Nhiều sinh viên viết thư bằng máu xung phong ra mặt trận

TP - Ngay sau ngày 17/2/1979, khi Trung Quốc xâm lược nước ta, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã kêu gọi thanh niên, sinh viên sẵn sàng gác bút nghiên lên đường bảo vệ Tổ quốc. Khí thế chống giặc ngoại xâm sục sôi trong đoàn viên thanh niên tại nhiều địa phương, nhiều trường đại học…
Ảnh tư liệu

'Địch đã đến rồi, các anh cứ bắn thẳng vào đầu tôi đi'

TPO - “Ngày ấy ở Sư đoàn 313 có tổ đài pháo binh nằm trên điểm cao 1509. Lúc đó địch đã ập đến. Thấy vậy anh em gọi trực tiếp cho trận địa “cứ bắn thẳng vào đầu tôi đi”. Anh em dưới trận địa cũng biết địch đã vào rồi...”, Thiếu tướng Hoàng Văn Toái xúc động, không kìm được nước mắt khi kể lại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới năm 1979.
Hội thảo Quốc gia cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc 40 năm nhìn lại (ảnh Như Ý)

Hiểu rõ lịch sử để tránh lặp lại đau thương

TPO - GS.TS Phạm Hồng Tung, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐH Quốc gia Hà Nội khẳng định, giảng dạy và học tập lịch sử cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc nhằm giúp thế hệ trẻ hiểu đúng về quá khứ, nhận rõ cái chính nghĩa, cái phi nghĩa và hướng tới tương lai hòa bình, hòa giải, hữu nghị và hợp tác.
[Mega Story] Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới

[Mega Story] Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới

TPO - Sự kiện tháng 2 năm 1979 là một “lát cắt rỉ máu” cứa vào truyền thống bằng hữu tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc ngàn đời nay. “Ôn cố tri tân”, việc nhìn lại lịch sử không phải khơi lại hận thù, mà là dịp hai nước cùng nhìn nhận, đánh giá, và xem như đó là bài học để không bao giờ xảy ra chiến tranh nữa.
Người dân địa phương thắp nhang mong quốc thái, dân an tại đền Quan Trấn Ải. ảnh: Duy Chiến

Bản hùng ca những người giữ đất

TP - 40 năm trôi qua nhưng hình ảnh mảnh đất, con người kiên trung nơi tuyến đầu Tổ quốc xứ Lạng vẫn là bản hùng ca. Lạng Sơn đã và sẽ tô thắm trang sử nước nhà về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại mà người tạo nên nó là những con người hết sức thân thương, bình dị.
Bi hùng cao điểm Vị Xuyên

Bi hùng cao điểm Vị Xuyên

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy (Nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 2) chia sẻ về cuộc chiến ở vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống lấn chiếm biên giới phía Bắc 1984 - 1989.
Cờ Tổ quốc bay trên Đài hương 468, phía xa xa là cao điểm 1509. Ảnh: Trường Phong Ảnh: Trường Phong

Máu xương các anh hòa vào đất Mẹ

TP - Vị Xuyên (Hà Giang) những ngày đầu năm 2019 lạnh buốt. Trên đỉnh Đài hương 468, nhìn về phía cao điểm 1509 mịt mù mây phủ. Những câu chuyện về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới chống quân xâm lược 40 năm trước cứ nối dài...
Yên bình nơi phên dậu Ảnh: Trường Phong

Người trẻ Vị Xuyên với ký ức chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc

TP - Một chàng trai bỏ hơn chục năm sưu tầm những kỷ vật chiến tranh, mở quán cà phê, trưng bày giới thiệu với du khách đến với Hà Giang. Một chàng trai trẻ khác lập nghiệp từ những cây chè năm xưa cha ông sử dụng trong những tháng ngày chiến đấu chống lại ngoại bang xâm lăng biên giới. Những người trẻ đó họ đang góp phần giúp những thế hệ tiếp nối lưu giữ những câu chuyện về cuộc chiến chính nghĩa, thiêng liêng bảo vệ phên dậu Tổ quốc.