Sư đoàn 320 quân đội Bắc Việt chặn đánh đoàn xe của tướng Phạm Văn Phú rút lui từ Pleiku về Tuy Hòa, bắt sống được chuẩn tướng Phạm Duy Tất và chiếm được Cheo Reo.
Kể từ khi Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng (30/4/1975), nhiều người Mỹ và phương Tây vẫn không thể hiểu nổi tại sao Chính quyền Sài Gòn nhanh chóng sụp đổ, khiến Mỹ phải tháo chạy trong cuộc di tản lớn nhất trong lịch sử?
Đầu năm 2005, sau 45 năm cuộc Đồng khởi 1960, tôi về Bến Tre cảm nhận một cuộc Đồng khởi mới, người dân vùng lên quyết đổi thay cuộc sống, đổi thay những gì cũ xưa lạc hậu.
Bài viết của Merle L. Pribbenow bày tỏ sự khâm phục chiến lược chiến dịch của Quân đội Nhân dân Việt Nam qua góc nhìn từ “phía bên kia” và của người trong cuộc.
30 năm trước, hàng nghìn gia đình bị lôi cuốn vào cuộc tháo chạy cùng lính ngụy Sài Gòn ra khỏi Tây Nguyên, hàng trăm đứa trẻ đã thất lạc gia đình. Bây giờ nhiều người trong số đó thành con của buôn làng.
Ngày 18/12/1974, Bộ Chính trị quyết định triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng. Tin chiến thắng Phước Long đến. Ngày 6/1/1975, toàn bộ thị xã Phước Long được giải phóng. Chiến thắng Phước Long là một nhân tố mới rất quan trọng để Hội nghị khẳng định thêm quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam.
Trong căn phòng 212 – B1 tập thể Trung Tự (Hà Nội), có một cặp vợ chồng già người miền Nam sinh sống. Hai cụ rất hiền lành, tốt bụng, luôn gương mẫu và hăng hái tham gia vào công việc xã hội.
Bất ngờ nhận lại 2 lá thư của mình gửi đi từ chiến trường Trung bộ khốc liệt từ 36 năm về trước, ông Nguyễn Xuân Sanh - hiện đang sống tại số nhà 73 Trưng Nữ Vương (TP Đà Nẵng) không khỏi bàng hoàng xúc động.
Tôi đến chúc Tết Đại tướng Văn Tiến Dũng vào một ngày Xuân Nhâm Ngọ. Trước hiên nhà ông trong Thành cổ, những hàng cây cảnh đang đâm chồi nảy lộc, nhiều cánh mai vàng duyên dáng đã nở.
Trong lịch sử quân chủng Phòng không - không quân Việt Nam, trận đánh vỗ mặt chính quyền Mỹ - ngụy ngày 28-4-1975 của “Phi đội quyết thắng” là một trang sử hào hùng.
Trong cư xá Bình Thạnh, mỗi khi đêm về ngắm nhìn thành phố sáng ánh điện, bất giác thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh lại nghĩ về ánh đèn dầu leo lét dưới hầm trong những đêm mưa lạnh giữa cánh rừng cao su bạt ngàn thời chiến tranh ở miền Đông Nam bộ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trao cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam 128 hiện vật lịch sử trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Ông là vị đại tướng đầu tiên của quân đội ta, là người giữ trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng suốt 30 năm. Mỗi kỷ vật của ông đều gắn với những câu chuyện đầy cảm động...
Trong số tướng lĩnh Việt Nam, Đại tướng Chu Huy Mân có niềm tự hào riêng, ông là vị tướng duy nhất có “thâm niên” tuổi Đảng trùng với “thâm niên” của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng bao nhiêu tuổi, tuổi Đảng của ông cũng bấy nhiêu năm. Chuyện ông phát hiện được khẩu thần công ở ngay dưới ngôi nhà mình cũng là cả một câu chuyện kỳ thú...
Đại tướng Văn Tiến Dũng được giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp nhiều chiến dịch lớn: từ chiến dịch Đường 9 Nam Lào (1971), Trị Thiên (1972), Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên (1975), Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975)... Cũng bởi thế, ông là vị tướng đã để lại khá nhiều kỷ vật cho Bảo tàng Quân đội Việt Nam. Mỗi kỷ vật ông để lại, là một câu chuyện giản dị nhưng đầy ý nghĩa.
Lần theo dấu chân và những kỷ niệm, nhà sưu tập Trần Thu Hằng, nhân viên Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã sưu tập được hàng ngàn kỷ vật của tướng lĩnh Việt Nam.
Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Huy Hiệu có lần kể rằng, trong cuộc đời “binh nghiệp” của mình, ông không bao giờ quên được hình ảnh má Sáu Ngẫu. Hình ảnh bà má miền Nam này đã in đậm trong tâm trí của những người lính Trung đoàn 27 (do ông làm Trung đoàn trưởng), kể từ cái đêm má mở cửa cho ông cùng đồng đội vào nhà, rồi má lục đục lấy ra tấm bản đồ chỉ nơi đồn trú của địch...
Năm 1968, khi chiến trường miền Nam bước vào thời kỳ ác liệt nhất, Đại tá Trần Văn Trân được triệu về Bộ chỉ huy miền ở Lộc Ninh để nhậm chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn 1. Nhân dịp này, ông được tướng Hoàng Văn Thái tặng chiếc radio. Chiếc đài nhỏ đã theo ông đi khắp các chiến trường... Ngày được tin ông hy sinh, vợ ông đặt chiếc rađio lên bàn thờ mà hương khói. Chỉ sau này bà mới biết, chính trong thời gian đó, ông vẫn đang sống và hoạt động trong nhà tù của địch...