Sáng tạo trong… giấc ngủ?

Sáng tạo trong… giấc ngủ?
TPO - Tại sao những ý tưởng tuyệt vời nhất thường xuất hiện trên giường ngủ? Có gì chung giữa Cyceron, Montaigne, Mark Twain, Winston Churchill, Albert Einstein và John Lenon?

Câu trả lời đơn giản: tất cả đều đam mê nằm dài trên giường và thích ngủ trên hết. Trường hợp văn hào kiêm triết gia Pháp Michel de Montaigne nỗi đam mê này đi xa đến mức, ông phải lệnh cho người phục vụ hàng đêm đánh thức mình. Bằng cách đó nghệ sĩ có thể trải nghiệm nhiều hơn cảm giác ngái ngủ thánh thiện và gậm nhấm giây phút chìm vào giấc chiêm bao. Theo Montaigne, khuyết tật duy nhất của giấc ngủ là chứng cứ, không thể gậm nhấm nó trong lúc thức.

Một khi lao động gây hại

Trong thời đại hiện nay vẫn thống trị niềm tin cho rằng, một ngày nên bắt đầu từ lúc sớm tinh mơ và vui vẻ làm việc.

Sáng tạo trong… giấc ngủ? ảnh 1

Để nhắc nhở mọi người nếp dậy sớm, ngay từ tuổi mới lọt lòng, trẻ em phương Tây đã được răn dạy: “Kẻ nào dậy muộn, sẽ không có bánh mỳ” và “Ai dậy sớm, sẽ được bánh mỳ của Thượng đế”. Tấm gương “thức khuya, dậy sớm” thành đạt điển hình là Benjamin Franklin. Lãnh tụ của nước Mỹ thế kỷ XVIII kiêm nhà phát minh ra cột thu lôi từng tự hào với thói quen dậy sớm của mình và đã để lại cho hậu thế lời khuyên: “Không lãng phí thời gian. Hãy luôn bận với công việc hữu ích nào đó”. Trong nhật ký của mình, vị Tổng thống Mỹ chắt chiu từng giờ và năm 1748 đã tổng kết thành triết lý quan trọng nhất của kỷ nguyên công nghiệp: “Thời gian là tiền”.

Ngày nay hầu hết chúng ta giống như những phiên bản Franklin nhỏ. Trong khi những quan điểm cần cù của thần tượng Mỹ ám ảnh nắm thế thượng phong, nếp sống lười nhác dạng Montaigne xem ra có vẻ lạc lõng. Các đô thị thế giới nhốn nháo vì thời gian nghỉ ngơi ban đêm, ngót 70% dân Đức kêu ca vì hội chứng thỉnh thoảng rối loạn giấc ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ kinh niên. Trái lại với câu hỏi về động cơ làm việc gần như tỷ lệ tương tự, tức 72% trả lời nhất trí với quan điểm của Franklin – trước hết vì tiền. Chỉ không nhiều người nhìn thấy trong công việc ý nghĩa tích cực, như khả năng tự hoàn thiện hay mối quan hệ với xã hội. Nói ngắn gọn – đã số chúng ta thiếu ngủ và căm thù công việc của mình. Và hai trạng thái có nhiều điểm chung hơn hẳn những gì có thể tưởng tượng ban đầu.

Vậy thì nên nhanh chóng chia tay với triết lý “thời gian là tiền” của Franklin và quay lại khám phá những lạc thú của lười nhác và giấc ngủ trưa. Tuy nhiên vì những mệnh lệnh của Franklin và vô số đệ tử của ông chúng ta đã quen với nếp nghĩ cho rằng, thói dậy muộn biếng nhác được coi như nguồn gốc mọi cái xấu. Để có thể chia tay với triết lý của Franklin, trước tiên chúng ta phải tự ý thức được rằng, mọi hành động về hình thức tưởng vô tích sự như giấc ngủ, thiền hoặc lơ đãng ngắm nhìn trần nhà – hoàn toàn không phải là thời gian lãng phí. Thậm chí trái lại: những giây phút thư giãn ngắn hoặc dài không chỉ tác động tích cực đến trạng thái tình cảm và khả năng sáng tạo, mà cả còn nâng cao đáng kể năng suất lao động.

Thời khắc sáng tạo

Các nhà thơ, nhạc sĩ và các nhà tư tưởng có thể khẳng định, những ý tưởng mang tính phát hiện và sáng tạo nhất thường xuất hiện trong đầu không nhờ kết quả lao động cực nhọc và tập trung suy nghĩ, mà khi chúng ta cho phép tư duy chạy theo quỹ đạo của nó. Và liệu có thể nghĩ ra nơi nào nàng thơ xuất hiện thích hợp hơn giường ngủ?

Nhà toán học thiên tài Ấn Độ Srinivasa Ramanujan (1887-1920) khẳng định, những công thức và kết quả nữ thần Namagiri từng mách cho ông thường xuất hiện trong giấc ngủ. Nhà hóa học Đức Friedrich Kelule (1829-1896) quả quyết rằng, ông đã phát hiện ra cấu trúc hình vành khuyên của benzen sau giấc mơ thấy con rắn ăn đuôi của chính nó. Những lời nói của thiên tài âm nhạc Sebastian Bach cho rằng, những ý tưởng về những tác phẩm mới hoàn toàn không khó cũng đi vào lịch sử. Vấn đề thực sự nằm ở chỗ: “sáng dậy không vô tình giẫm lên chúng”.

Nhà văn Trung Quốc Liu Yutang từng cảnh báo về những hậu quả tai hại của nếp sống dậy sớm, Liu đã nhấn mạnh lợi ích vô giá của thói quen nằm dài trên giường. Theo nhà văn này, tư thế nằm giường đặc biệt thích hợp với sự sáng tạo, nằm trên giường tất cả nhà văn đều có nhiều ý tưởng cho bài viết hoặc tác phẩm so với việc sáng sớm hoặc buổi chiều hàng ngày bắt buộc phải gắn vào bàn làm việc. “Giường ngủ chính là nơi cách ly điện thoại, những vị khách nhiệt tình và mọi chuyện vặt thường nhật, cuộc sống thể hiện không khác gì trong gương hoặc trên tờ giấy trắng, còn thế giới thực sẽ biến mất trong ánh hào quang của những ý tưởng mới và cái đẹp thần kỳ”.

Thư giãn giống như thuốc kích thích

Cho dù thận trọng hơn với những vấn đề trên, song trong giới khoa học cũng xuất hiện không ít đánh giá tích cực về hiệu ứng “nằm dài trên giường” (nếp sống dạy muộn và duy trì giấc ngủ trưa). Trong thập kỷ qua các nhà nghiên cứu giấc ngủ, các bác sĩ và chuyên gia thần kinh học giành sự quan tâm ngày càng lớn cho việc tìm kiếm đáp án cho câu hỏi: “Chuyện gì diễn ra trong đầu, khi chúng ta ngủ đêm, ngủ ngày hoặc đơn giản – nằm dài trên giường?”. Kết quả những nghiên cứu đó làm nhiều người bất ngờ: trong trạng thái thư giãn, não bộ làm việc tích cực hơn mọi người vẫn nghĩ.

Sáng tạo trong… giấc ngủ? ảnh 2

Chuyên gia thần kinh học nổi tiếng Mỹ, GS Robert Stickgold (Đại học Harvard) đã chứng minh rằng, giấc ngủ không bị quấy rầy cải thiện đáng kể năng lực nhận biết của chúng ta. Trong thí nghiệm của GS Stickgold đội ngũ tình nguyện viên tham gia có nhiệm vụ phát hiện những khác biệt trong khối hình mới nhìn tưởng cân đối. Trắc nghiệm được lặp lại vào ngày hôm sau. Nhóm nghiên cứu đã ghi nhận sự cải thiện đáng kẻ kết quả của các thành viên trong nhóm có giấc ngủ ngon, dường như não bộ đã tập luyện trong giấc ngủ. Trái lại không hề có kết quả tương tự ở nhóm thứ hai – các thành viên không được nghỉ ngơi thoải mái.

Những thí nghiệm thực hiện với đàn chuột ban ngày tập tìm lối thoát ra khỏi “trận đồ bát quái” cũng dẫn đến kết quả tương tự. Dựa trên những quan sát sóng não bộ, GS Matthew Wilson, nhà khoa học thuộc MIT đã chứng minh rằng, lúc ngủ những tế bào thần kinh não bộ của chuột đã hoạt động tích cực trong ngày vẫn duy trì chế độ làm việc bình thường. Nhà khoa học Mỹ đã rút ra từ đó kết luận: trong lúc ngủ, lũ chuột một lần nữa lại tập thoát ra khỏi “trận đồ bát quái” và bằng cách tập luyện vô thức này, nó tự tái tạo những gì đã học được từ ngày trước đó.

Đối với trí nhớ của chúng ta, giấc ngủ sâu có ý nghĩa lớn nhất, vấn đề đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu, trong đó có thí nghiệm với sự tham gia của sinh viên Đại học Y Lubeka (CH Séc) do chuyên gia nghiên cứu giấc ngủ, GS Jan Born thiến hành. Dẫu thực tế mệt mỏi vì học tập suốt ngày nhóm sinh viên có thể nghỉ ngơi thoải mái, song GS Born không cho phép họ có giấc ngủ ngon. Ngày hôm sau những sinh viên này gặp nhiều khó khăn hơn khi phải làm bải kiểm tra so với bạn bè được ngủ đẫy giấc. Trong thí nghiệm khác GS Born giao cho sinh viên danh mục những từ phải học thuộc và trả bài sau đó hai ngày. Kết quả, đạt điểm số cao nhất là những sinh viên có giấc ngủ sâu.

Có chi tiết thú vị: xuất sắc nhất là những sinh viên học bài buổi tối, ngay trước lúc đi ngủ. “Nhiều chứng cứ cho thấy, giấc ngủ hỗ trợ củng cố trí nhớ cao nhất vào thời điểm, khi chúng ta ngủ không lâu sau nỗ lực trí óc” – GS Born khẳng định. Điều đó có nghĩa, tốt nhất nên học những gì khó nhớ vào buổi tối, sau đó nhanh chóng đi ngủ, để não bộ thực hiện toàn bộ công việc trong giấc ngủ. GS Born cũng phát hiện dạng chất kích thích đặc biệt hỗ trợ tiềm năng trí tuệ của chúng ta. Với sự trợ giúp của điện cực, trong khuôn khổ thí nghiệm khác, nhà khoa học đã tăng cường sóng não bộ với tần số đặc trưng thích hợp với giấc ngủ sâu. Ngày hôm sau nhóm sinh viên đã được áp dụng thủ thuật này đạt kết quả cao hơn trung bình 8% so với những cá nhân ngủ qua đêm không có sự trợ giúp của thiết bị kích hoạt điện tử. Liệu điều đó sẽ gợi ý cho sự xuất hiện trên thị trường mặt hàng mới: thiết bị điện tử đảm bảo kết quả lao động trí óc cao hơn? Không loại trừ. Chỉ cần tìm được doanh nhân khao khát mạo hiểm với lĩnh vực sáng tạo mới.

Tuy nhiên những ai vì nhiều lý do khác nhau không thể có giấc ngủ ngon cũng không nên mất hy vọng. Bởi họ vẫn có trong tay giải pháp tuyệt vời – giấc ngủ trưa, giải pháp đã được Winston Churchill đặc biệt quan tâm. Cựu Thủ tướng Anh cho rằng, không có ngoại lệ - với tất cả mọi người, giữa bữa ăn trưa và bữa tối cần phải có giấc ngủ thoải mái. Vì lý do này vị anh hùng dân tộc của Vương quốc Anh, một trong số lãnh tụ đã chiến thắng Hitler, tác giả giải thưởng Nobel về văn học, ngày nào cũng có giấc ngủ trưa. Và ông bảo vệ thói quen này mãnh liệt không khác gì sư tử: “Đừng nghĩ, sẽ làm ít việc hơn vì giấc ngủ ngày. Đó là quan điểm sai lầm của những người nghèo óc tưởng tượng. Có hai ngày, hoặc tối thiểu một ngày rưỡi trong 24 giờ, bạn sẽ làm được nhiều việc hơn. Tôi tin chắc như vậy”. Hơn thế, Churchill còn khẳng định, chính nhờ giấc ngủ trưa, ông đã vượt qua được những năm Chiến tranh Thế giới II cực kỳ khó khăn.

Đẫy giấc vượt qua tai nạn

Thói quen sinh hoạt “lười nhác” của Churchill ngày nay đã đẻ ra cả ngành khoa học mới. Trên mọi hoài nghi, người ta đã chứng minh được rằng, thậm chí một thoáng ngủ ngày dăm bẩy phút cũng tác động tích cực đến năng suất lao động. Chuyên gia nghiên cứu giấc ngủ Mỹ, GS Sara Mednick (Đại học California ở San Diego) đã công khai kêu gọi mọi người dành thời gian ngủ trưa. Theo tính toán của GS Mednick, tại Mỹ vì không có thói quen ngủ trưa, người lao động mệt mỏi gây tai nạn và giãn đoạn trong sản xuất làm cho nền kinh tế Mỹ tổn thất tối thiểu 150 tỷ USD mỗi năm.

Trong cuốn sách “Sức mạnh tuyệt vời của giấc ngủ trưa” của mình, GS Mednick khẳng định, giấc ngủ thư giãn buổi trưa có thể thay đổi vĩnh viễn cuộc sống của chúng ta. Theo nhà khoa học Mỹ, chỉ có thể quan sát hiệu quả rõ ràng của giấc ngủ trưa, khi ngủ trưa xuất hiện trạng thái ngủ mê. Trong một nghiên cứu, GS Mednick đã thử nghiệm hoạt động sáng tạo tương tự với những khái niệm trừu tượng. Kết quả xuất sắc nhất thuộc về những người trước đó đã có giấc ngủ trưa.

GS Mednick cho rằng, giấc ngủ trưa mang lại trạng thái tinh thần thoải mái, “không tốn kém, không có tác dụng phụ”. Về phương diện này không nên ngạc nhiên, khi biết thực tế có khá nhiều nhân vật nổi tiếng suốt đời chung thủy với giấc ngủ trưa. Churchill, Napoleon và Leonardo da Vinci không cần giấc ngủ đêm quá dài. Trong khi nữ vận động viên bơi lội nổi tiếng thế giới Britty Steffens tiết lộ, giấc ngủ trưa cũng là phương thức lý tưởng, để phấn đấu giành thành tích cao nhất. Chủ sở hữu hai huy chương vàng Olympic đánh giá cao giấc ngủ trưa đến mức, những quy định thích hợp trong vấn đề này xuất hiện thậm chí cả trong những hợp đồng quảng cáo có sự tham gia của nữ vận động viên.

Thu Vinh
Tri Thức Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.