Dùng thuốc nội để giảm chi phí điều trị

Dùng thuốc nội để giảm chi phí điều trị
TP - Trong những năm qua, thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng gần 50% nhu cầu điều trị. Các nhà máy dược phẩm đã được đầu tư dây chuyền hiện đại, sản xuất được cả nguyên liệu kháng sinh, vắc-xin, sinh phẩm. Tuy nhiên, nhiều người dân và bác sĩ vẫn chuộng thuốc ngoại nhập.

> Kê đơn thuốc gốc, chặn 'hoa hồng'

Tỷ lệ dùng thuốc nội còn thấp

Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt Nam cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc của các doanh nghiệp tăng trưởng qua từng năm, chất lượng thuốc trong nước đảm bảo, tương đương với thuốc ngoại nhập, giá cả phù hợp...

Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng thuốc Việt còn thấp, chỉ dưới 50% và có chiều hướng giảm trong những năm gần đây. Thực tế, nhiều bệnh nhân Việt vẫn chuộng sử dụng thuốc ngoại.

Điều đó khiến ngành dược trong nước phát triển chưa đúng với khả năng của mình. Theo nhiều chủ cửa hàng thuốc hiện nay, đa số bệnh nhân đến mua thuốc đều hỏi về thuốc ngoại, dù thuốc ngoại giá cao hơn rất nhiều so với thuốc nội.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dược trong nước truyền thông, quảng cáo về sản phẩm của mình chưa mang lại hiệu quả cao nên người dân ít quan tâm tới thuốc nội. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” sẽ là cơ hội chấn chỉnh lại công tác cung ứng thuốc, kê đơn thuốc trong các bệnh viện.

Để thúc đẩy chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” có hiệu quả, ngành y tế đã đưa ra hàng loạt các giải pháp trong đó tập trung vào cơ sở y tế, thầy thuốc và các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất. Theo đó, người đứng đầu cơ sở y tế xây dựng kế hoạch và tiêu chí phấn đấu để chỉ đạo Hội đồng thuốc và điều trị tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu điều trị hiệu quả. Đối với bác sỹ khám bệnh, kê đơn thuốc và điều trị có trách nhiệm tư vấn, kê đơn thuốc và điều trị cho người bệnh bằng thuốc sản xuất tại Việt Nam, hạn chế lạm dụng kê đơn thuốc nhập khẩu đắt tiền.

Dùng thuốc nội, giảm phí điều trị

Bộ Y tế khẳng định rằng, khi tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước cung ứng và bệnh viện tăng lên sẽ đồng nghĩa với việc giảm số tiền mua thuốc nói riêng và giảm cả tổng chi phí cho ca điều trị nói chung. Điều này có ý nghĩa rất lớn với người dân còn thu nhập thấp. GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư cho biết: “Để thu hút người Việt dùng thuốc Việt trước hết phải làm cho người dân hiểu và tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm Việt, cần cung cấp minh bạch và chính xác về các thông tin hay bằng chứng khoa học về tính an toàn, hiệu quả, chỉ định, chống chỉ định và cả những tác dụng phụ của thuốc để người dân hiểu và có quyết định đúng đắn trong lựa chọn và sử dụng”.

Theo GS Hiển, hiện nay, 10/11 vắc-xin dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí ở Việt Nam là sản phẩm của các công ty vắc-xin trong nước sản xuất. Các sản phẩm này đã tuân thủ các quy định về sản xuất, thử nghiệm lâm sàng trên người về tính an toàn và hiệu quả, kiểm định đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn.

Nhờ có chương trình tiêm chủng mở rộng với việc sử dụng vắc-xin trong nước sản xuất, tỷ lệ mắc bệnh của một số loại bệnh truyền nhiễm giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. GS Nguyễn Trần Hiển cho hay, Việt Nam đã tự sản xuất và chủ động được nguồn vắc-xin, giá rẻ hơn nhiều so với vắc- xin nhập ngoại.

Hiện có hơn 70% dân số Việt Nam ở khu vực nông thôn vẫn đang khó khăn, chỉ cần có đủ thuốc để chữa khỏi bệnh, không nhất thiết dùng thuốc nhập ngoại đắt tiền.

Theo GS Hiển, hiện nay, 10/11 vắc-xin dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí ở Việt Nam là sản phẩm của các công ty vắc-xin trong nước sản xuất.
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.