Chồng rút dần vốn buôn bao bồ nhí

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Thời gian gần đây, một đôi lần tôi kiểm két, thấy tiền hao hụt nhiều, hỏi chồng anh ậm ừ bảo anh lấy để đặt cọc tiền hàng. Thế nhưng tiền đi ngày càng nhiều mà hàng về chẳng có bao nhiêu.

Tôi lấy chồng năm vừa tròn 20 tuổi. Ngày đó bố mẹ tôi không hề muốn cho tôi lấy anh bởi tôi vừa đi dạy ở mẫu giáo trường huyện được mấy tháng, lại có bao nhiêu người đàn ông nghề nghiệp đàng hoàng muốn làm rể. Vậy mà tôi nhất quyết yêu anh, một anh lái xe thuê cho chủ, nhà lại ở tận một tỉnh miền núi phía Bắc xa xôi.

Anh hơn tôi 8 tuổi, tính tình hiền lành, ít nói, tôi thương anh vì thấy anh thật thà, chất phác, làm việc rất có trách nhiệm. Sau đám cưới của tôi một năm thì anh trai tôi cũng lấy vợ, bố mẹ tôi bán bớt một nửa số đất, chia tiền cho hai anh em tôi để mua nhà ra ở riêng. Chúng tôi mua một căn nhà gần chợ huyện và mở một quầy bán quần áo để tôi tiện bề vừa chăm con vừa buôn bán ngay tại nhà chứ không đi dạy mẫu giáo nữa.

Vì “buôn tận gốc, bán tận ngọn”, lại cũng được Trời cho lộc bán hàng nên chẳng mấy chốc vợ chồng tôi có của ăn của để, tôi mua cho chồng một chiếc xe tải nhỏ để anh chở hàng cho tôi chứ không đi làm thuê nữa.

Khi con trai đầu lòng vào lớp 2, con gái út đi mẫu giáo thì chúng tôi mua thêm đất, mở rộng cửa hàng, thuê thêm người làm.

Ai cũng xuýt xoa khen ngợi tôi tốt phước, lấy được chồng tuy ở rể nhưng hiền lành, chịu thương chịu khó, giờ gia đình buôn bán lại đắt hàng, dư giả.

Thế nhưng có lẽ chẳng ai học hết chữ ngờ, một năm trở lại đây, tôi thấy chồng có gì đó không minh bạch trong chuyện tiền nong. Bởi thông thường, chồng cần bao nhiêu tiền để sửa xe cộ, thăm hỏi bà con hay gửi biết bố mẹ ngoài Bắc, tôi đều đưa đủ. Thậm chí chìa khóa két sắt dù tôi giữ, nhưng khi cần tiền mà tôi không có nhà, chồng vẫn có thể lấy chìa khóa dự phòng tôi để trong phòng ngủ để mở két.

Thời gian gần đây, một đôi lần tôi kiểm két, thấy tiền hao hụt nhiều, hỏi chồng anh ậm ừ bảo anh lấy để đặt cọc tiền hàng. Thế nhưng tiền đi ngày càng nhiều mà hàng về chẳng có bao nhiêu. Sinh nghi, đợt vừa rồi chồng nói đi lấy hàng, tôi nhờ bà dì ruột ra trông nhà rồi lặng lẽ bắt xe theo sau xe anh lên tận chợ đường biên.

Chưa đến chợ, xe anh dừng lại ngay một ngôi nhà nhỏ ở ven đường. Vừa thấy bóng anh, cô gái trẻ trong nhà chạy lao ra, ôm chặt lấy anh tình tứ rồi họ cùng đi vào trong nhà. Tôi sang hàng nước đối diện ngôi nhà gọi chén nước, hỏi thăm bà chủ quán. Bà xởi lởi kể rằng “vợ chồng” nhà kia mới mua ngôi nhà đó được đâu hơn nửa năm nay, anh chồng lớn tuổi nhưng rất chiều vợ. Anh ta làm gì ở đâu không biết nhưng rất lắm tiền, cô vợ chỉ ở nhà ăn chơi, đợi chồng đi “công tác” mang tiền về...

Giờ thì tôi đã hiểu tiền trong nhà đội nón theo chồng tôi đi đâu.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.