Không thể ngờ mắc ung thư vì ... béo

Nhiều bệnh ung thư nguy hiểm có nguồn gốc từ béo phì. Ảnh minh hoạ: Internet
Nhiều bệnh ung thư nguy hiểm có nguồn gốc từ béo phì. Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Hàng chục loại ung thư có liên hệ trực tiếp đến chứng béo phì là: ung thư dạ dày, gan, buồng trứng, ruột, túi mật, thận, thực quản, tuyến tụy, tử cung, ung thư vú, tuyến tiền liệt, đại trực tràng, u màng não...

Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) đã đánh giá toàn diện về mối liên hệ giữa béo phì và 12 loại ung thư nguy hiểm khác nhau, đang có chiều hướng gia tăng.

Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng ung thư có liên quan đến béo phì. Vì vậy, duy trì cân nặng hợp lý không những làm giảm nguy cơ tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ mà còn cả ung thư.

Hàng chục loại ung thư có liên hệ trực tiếp đến chứng béo phì có thể kể đến là: ung thư dạ dày, miệng- cổ họng, gan, buồng trứng, ruột, túi mật, thận, thực quản, tuyến tụy, tử cung, ung thư vú sau mãn kinh, ung thư tuyến tiền liệt, đại trực tràng, u màng não...

U màng não

Loại u não này bắt đầu từ màng não, màng bao phủ não và tủy sống, và thường phát triển chậm. Theo NCI, nguy cơ bị u màng não cao hơn khoảng 20% ở người thừa cân và 50% ở người béo phì. Theo TS. Iyengar, cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để giải thích mối liên hệ giữa cân nặng và loại ung thư hệ thống thần kinh này.

Ung thư dạ dày

Theo NCI, những người béo phì có nguy cơ phát triển ung thư tâm vị dạ dày cao gấp hai lần, đây là một loại bệnh ảnh hưởng đến phần trên của dạ dày. Không có nhiều bằng chứng khoa học để giải thích mối liên kết này, nhưng có thể là do sự phá vỡ vi sinh vật, hoặc sự cân bằng của vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột. Viêm mãn tính, viêm cấp thấp gây ra bởi mô mỡ dư thừa cũng có thể là nguyên nhân.

Ung thư gan

Ảnh hưởng của bệnh béo phì trên gan giống như tác hại của việc nghiện rượu, cơ chế gây ra xơ gan và dẫn đến ung thư gan. Đây không phải là những tổn thương gan do đồ uống có cồn gây ra, mà bản thân béo phì là một dạng bệnh gan nhiễm mỡ không do cồn gây ra.

Ung thư túi mật

Béo phì làm tăng nguy cơ phát triển bệnh sỏi mật, sự lắng đọng các chất cholesterol nhỏ có thể gây ra viêm túi mật, sỏi mật, từ đó có thể làm tăng nguy cơ ung thư túi mật.

Ung thư vú

Cân nặng quá mức sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ, nhưng chỉ sau khi mãn kinh. Theo Viện ung thư quốc gia Mỹ (NCI), phụ nữ mãn kinh bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn từ 20 đến 40% so với phụ nữ có cân nặng duy trì ở mức khỏe mạnh, cứ mỗi 5 điểm tăng lên của chỉ số BMI làm tăng nguy cơ lên 12%.

Mô mỡ tạo ra estrogen; sau khi mãn kinh, nó trở thành nguồn nội tiết chính của phụ nữ. Tuy nhiên, estrogen lại gây ra bệnh ung thư vú. Mỡ cơ thể dư thừa có thể làm tăng estrogen, do đó làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Không thể ngờ mắc ung thư vì ... béo ảnh 1 Theo NCI, 5 điểm tăng lên của chỉ số BMI sẽ làm tăng khoảng 10% nguy cơ ung thư tuyến giáp. Ảnh minh hoạ: Internet

Ung thư tuyến tụy

Béo phì làm mất hiệu lực sản xuất insulin. Sau khi tuyến tụy chuyển hóa bất thường, nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy sẽ tăng lên.

Ung thư buồng trứng

Tế bào mỡ sẽ tạo ra estrogen, estrogen sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư vú và ung thư tử cung ở phụ nữ béo phì sau mãn kinh. Sự gia tăng nồng độ estrogen và viêm mãn tính do béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.

Ung thư tuyến giáp

Theo NCI, 5 điểm tăng lên của chỉ số BMI sẽ làm tăng khoảng 10% nguy cơ ung thư tuyến giáp, tuyến có hình dạng như con bướm ở cổ nhằm giúp kiểm soát sự trao đổi chất trong cơ thể. Theo bác sĩ Iyengar, tuyến này sản sinh ra hoóc môn nhưng không giống như ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp có thể không phát triển do estrogen được tạo bởi mô mỡ. Cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu tại sao trọng lượng cơ thể lại đóng vai trò trong nguy cơ phát triển bệnh.

Các nhà khoa học cho biết mỗi cá nhân có thể loại trừ phần lớn nguy cơ ung thư chỉ nhờ các cách thức đơn giản sau: duy trì trọng lượng khỏe mạnh, tập thể dục và ăn lành mạnh. Ăn lành mạnh tức tăng cường ngũ cốc, rau, trái cây, đậu; tránh thực phẩm năng lượng cao; hạn chế thịt đỏ, đồ hộp, rượu và đồ uống có đường; cho trẻ bú sữa mẹ.

Trong đó, ngoài việc ăn uống, hoạt động thể chất thường xuyên có giá trị đặc biệt quan trọng trong phòng chống ung thư ruột, tử cung. Và nếu bạn có thể hạn chế thịt đỏ không quá 3 phần mỗi tuần (mỗi phần 350-500 g), nguy cơ ung thư ruột cũng giảm mạnh.

MỚI - NÓNG