Ca sĩ vào chùa vui trung thu cùng trẻ mồ côi

Ngọc Khuê tìm thấy niềm vui trong công tác từ thiện. Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà
Ngọc Khuê tìm thấy niềm vui trong công tác từ thiện. Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà
TPO - Sau một lá thư ngỏ đăng trên Facebook, ca sĩ Ngọc Khuê lập một đoàn từ thiện, thẳng tiến Trung tâm Dưỡng lão Hướng nghiệp và Phát triển Tài năng trẻ chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh) đúng vào tối Trung Thu 13-9.

> Mang Trung thu đến trẻ lòng hồ

Ngọc Khuê tìm thấy niềm vui trong công tác từ thiện. Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà
Ngọc Khuê tìm thấy niềm vui trong công tác từ thiện.
Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà.
 

Đoàn gồm người thân, bạn bè làm nghệ thuật, làm kinh doanh và làm báo của Ngọc Khuê, trong đó phải kể đến Lương Nguyệt Anh - giải Nhất Sao Mai, Vũ Thắng Lợi - giải Nhì, cùng hai ca sĩ nhí - học trò của Ngọc Khuê.

Họ là thành phần chủ chốt làm nên đêm văn nghệ ngẫu hứng phục vụ khán giả. Đoàn từ thiện cũng mang nhiều phần quà đến cho Trung tâm cùng số tiền nhỏ là đóng góp của các thành viên trong đoàn.

Một tiết mục hip-hop tự biên tự diễn của các bé mồ côi
Một tiết mục hip hop tự biên tự diễn của các bé mồ côi.

Các em nhỏ ở Trung tâm trình diễn nhiều tiết mục “nhà trồng được” như nhảy hip-hop, diễn tiểu phẩm thi Idol… được khán giả hào hứng hưởng ứng. May mà các tiết mục ca nhạc của đoàn từ thiện cũng không kém cạnh. Có cụ xem hát xong còn ra bảo ca sĩ: “Cho tôi sờ một cái, nhìn thấy cô trên TV bao lần rồi. Có chương trình gì các cô chú lại về cho chúng tôi thưởng thức với nhé!”. Có em nhỏ nghe hát xong còn ra cảm ơn người hát (lại là một nhà báo) vì hát đúng bài em thích.

Đại diện Trung tâm tỏ ra bất ngờ trước chương trình văn nghệ chất lượng cao của đoàn từ thiện và hy vọng đoàn sẽ còn nhiều dịp đến với Trung tâm. Hơn một năm kể từ khi thành lập, đây mới là lần thứ hai Trung tâm được đón ca sĩ về biểu diễn.

Vũ Thắng Lợi và Lương Nguyệt Anh nhiệt tình góp giọng
Vũ Thắng Lợi và Lương Nguyệt Anh nhiệt tình góp giọng.
 

Ngọc Khuê cho hay, dịp Trung thu và 1-6 nào kể từ 2004, cô cũng đi thăm trẻ em ở các trung tâm từ làng trẻ mồ côi Birla, SOS (ở cả Hà Nội và TP.HCM), đến làng trẻ nhiễm chất độc da cam Hòa Bình, Tây Mỗ. Đây là lần đầu tiên, Khuê về Trung tâm Dưỡng lão Hướng nghiệp và Phát triển Tài năng trẻ chùa Phật Tích.

Như tên gọi của Trung tâm, các em nhỏ mồ côi ở đây phải đạt điều kiện về thể chất, trí lực. Kể cả các cụ già ở trung tâm cũng phải còn minh mẫn, tự phục vụ được.

Ông Nguyễn Quang Thắng, phó giám đốc trung tâm cho hay: “Chúng tôi phải đến tận địa phương, chủ yếu là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, để xem gia đình đúng mồ côi và hộ nghèo, đúng là không có khoản trợ cấp nào không thì mới đón vào. Để phát triển tài năng, các em phải không bị mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh trầm cảm, bệnh nan y, không bị tâm thần hoang tưởng, HIV… Thực hiện chính sách xã hội hóa của Nhà nước, chia sẻ công việc xã hội với Nhà nước, chúng tôi chỉ đảm đương một phần, chứ chưa thể nuôi dưỡng những người tàn tật ốm đau”.

Các cô bảo mẫu đang chia cỗ Trung thu cho các bé
Các cô bảo mẫu đang chia cỗ Trung thu cho các bé .
 

Hiện trung tâm đang nuôi dưỡng 69 em nhỏ, trong đó nhiều em là nạn nhân của tình trạng buôn bán phụ nữ đến từ các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Bắc Ninh... Nhiều em là dân tộc H’Mông, Tày, Nùng. Các em sẽ được nuôi ăn học đến đại học.

20 cụ được vào Trung tâm đều là người có công với cách mạng, những cựu thanh niên xung phong chưa có trợ cấp hoặc trợ cấp quá thấp.

Tọa lạc trên diện tích 12ha, cách chùa Phật Tích một cây số đường bộ, trung tâm được quy hoạch thoáng đãng với các “biệt thự” cấp bốn cùng nhà sinh hoạt chung giữa diện tích cây xanh, hồ nước. Khoảng tám người ở một nhà do các bảo mẫu, hộ lý quản lý.

Bảo mẫu của trung tâm, ngoài chăm nom các cháu còn phải có khả năng dạy múa hát. Trung tâm còn khả năng đón hơn 100 đối tượng nữa và hiện cán bộ trung tâm vẫn đi tìm đối tượng thông qua Sở Thương binh Xã hội các tỉnh.

Các bé hưởng ứng tiết mục Giấc mơ trưa của một nhà báo. Ảnh: Hà Tùng Long
Các bé hưởng ứng tiết mục Giấc mơ trưa của một nhà báo.
Ảnh: Hà Tùng Long.
 

Việc nuôi dưỡng người già cùng trẻ em cũng là dụng ý của trung tâm. “Bước đầu cũng có khó khăn, chẳng hạn người già cô đơn thường khó tính, nhưng dần dần các em sẽ coi các ông, bà như ông bà của mình. Chính vì sống có già có trẻ, có sự giao lưu giữa hai thế hệ sẽ làm Trung tâm có không khí gia đình hơn” - phó giám đốc Thắng nói.

Hóa ra Trung tâm chính là món quà công đức cho chùa Phật Tích của công ty Vincom. Ông Thắng cho hay, công ty lo chi phí toàn bộ kinh phí hoạt động, còn nhà chùa đỡ đầu về tinh thần. Ngày rằm, mùng một, các cụ và các cháu trong Trung tâm lại lên chùa để được ăn chay, hướng dẫn ngồi thiền, học Phật pháp.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.