Châu - Vượt lên trên những nét vẽ

Họa sỹ Minh Châu một cảnh trong phim Beyond the Lines
Họa sỹ Minh Châu một cảnh trong phim Beyond the Lines
TP - Sinh ra không lành lặn như bao đứa trẻ khác, bị chất độc da cam tàn phá cơ thể, nhưng bằng ý chí và nghị lực, Lê Minh Châu (SN 1991) trở thành họa sỹ nổi tiếng, là nhân vật chính trong “Chau - Beyond the Lines”, bộ phim được đề cử giải Oscar.

Vượt lên số phận

Tháng 6/2017, Thượng nghị sĩ Mỹ Patrick Leahy bảo trợ cho buổi trình chiếu bộ phim đặc biệt về số phận một con người Việt Nam, phim “Chau - Beyond the Lines” (Châu - Vượt trên những nét vẽ), một hoạt động trong nỗ lực hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam.

Bộ phim là câu chuyện xúc động về cuộc đời của họa sỹ Châu (SN 1991), cậu thiếu niên Việt Nam không may mang trong mình những tật nguyền về thể xác nhưng luôn ấp ủ ước mơ trở thành nhà thiết kế thời trang. Bộ phim, (lọt vào danh sách ứng viên giải Oscar cho phim tài liệu năm 2016) dõi theo từng bước chân của Châu trong suốt chuyến hành trình 7 năm theo đuổi giấc mơ nghệ thuật. Trải qua biết bao thử thách về cả thể xác lẫn tinh thần, cho đến ngày cậu hoàn thành ước nguyện.

Bộ phim được đạo diễn Courtney Marsh cùng các cộng sự muốn truyền tải tới khán giả thông điệp về hiện thực tàn khốc mà các nạn nhân đang phải trải qua do chất độc da cam. Đoàn làm phim kỳ vọng sự chung tay của mọi người để giải quyết vấn đề nhân đạo nóng bỏng này. Bộ phim kéo dài trong vòng 8 năm và được gọt giũa còn lại thời lượng 35 phút với tựa đề “Chau - Beyond the lines”. Bản thân Châu không đặt nặng vấn đề là bộ phim này sẽ đi tới những giải thưởng nào. Và thường thì những điều chúng ta không ngờ tới, lại bất ngờ một cách rất đặc biệt. Tháng 2/2016, cái tên Lê Minh Châu đã được vang lên tại nhà hát Dobly (Mỹ) khi bộ phim về cậu lọt vào Oscar Top 5 phim tài liệu xuất sắc nhất lần thứ 88.

Châu - Vượt lên trên những nét vẽ ảnh 1 Hoạ sĩ Lê Minh Châu đang sáng tác tác phẩm của mình

Cuộc đời của Châu xuất phát từ làng trẻ Hòa Bình. Lúc chào đời, Châu bị khuyết tật ở cánh tay và chân. Châu lớn lên cùng những anh em bè bạn cùng cảnh ngộ với mình, thiếu tình thương cha mẹ. Thời điểm này, người đời nhìn vào Lê Minh Châu như một số phận đáng thương và cần được chở che. Cậu cũng từng nghĩ cuộc đời mình sẽ gắn chặt với làng Hòa Bình mãi mãi, nếu như không có tia sáng chợt lóe lên năm cậu 9 tuổi. Khi mà, Châu bắt đầu làm quen với những nét vẽ. Ngày đó, một cô giáo đã đến vẽ trang trí cho những bức tường ở bệnh viện. Chân teo tóp, di chuyển khó khăn đến bên cô giáo, Châu nhìn cô phác thảo từng đường nét trên giấy, rồi vẽ lên tường, sơn màu.

“Chị ấy muốn mời tôi vào vai chính của một bộ phim tài liệu và tôi khá bất ngờ. Tôi không biết phải làm như thế nào để đứng trước máy quay một cách bình dị nhất. Chị cũng động viên rằng, hãy làm thật tự nhiên”. Lê Minh Châu nh li

“Thấy những nét vẽ bay bổng, tôi cảm giác gần như là mình cũng muốn trở thành một phần nào đó như cô. Và, tôi bắt đầu nuôi ước mơ làm hoạ sĩ. Mỗi ngày cô vẽ hết bức tường này đến bức tường khác, những nét mực uyển chuyển và bay bổng khiến tôi chẳng thể cưỡng lại được sức hút đầy ma lực từ những cây bút màu. Từ đó tôi bắt đầu những đường vẽ của chính bản thân mình”, họa sỹ Châu nhớ lại.

Năm lên 9 tuổi, Châu bảo cậu có cảm giác thật vui sướng, hạnh phúc khi được cầm trên tay những sắc màu, và cứ dần dần niềm đam mê trỗi dậy lúc nào không hay. Tuy nhiên, điều này thật khó khăn vì tay của Châu bị dị tật, một bức tranh ngót nghét mất từ 5 đến 6 tiếng đồng hồ. “Tôi chuyển sang vẽ tranh bằng… miệng. Ban đầu tôi không biết điều khiển miệng mình cắn giữ cây bút vẽ như thế nào, rồi sự cố mỗi lúc một nhiều hơn. Tôi biết màu vẽ là hoá chất độc hại, nhưng tôi muốn tạo sự khác biệt, sự độc đáo”, Châu nói.

Thành công vang dội

Một ngày, có một nhóm tình nguyện viên được giới thiệu đến làng Hòa Bình. Châu không biết họ là sinh viên đến từ Mỹ, cậu càng không biết rằng người đầu tiên tiếp xúc với mình là nhóm trưởng của những người bạn đó là đạo diễn Courtney Marsh. “Chị ấy muốn mời tôi vào vai chính của một bộ phim tài liệu và tôi khá bất ngờ. Tôi không biết phải làm như thế nào để đứng trước máy quay một cách bình dị nhất. Chị cũng động viên rằng, hãy làm thật tự nhiên”, Châu nhớ lại.

Châu - Vượt lên trên những nét vẽ ảnh 2 B tt nguyn, ha s Châu rt khó khăn trong sinh hot hng ngày

Khoảng 1 tuần sau, chị Courtney về nước. Đó cũng là thời điểm Lê Minh Châu 17 tuổi và cậu chính thức bước ra khỏi làng Hòa Bình, tự bước đi trên con đường của riêng mình. Châu hứa với đạo diễn Courtney, cậu sẽ trở thành họa sĩ và nhà thiết kế thời trang trong tương lai. “Tôi đã rời làng Hòa Bình như lời hứa của tôi với chị Courtney về tương lai của mình. Và lời hứa bắt đầu được thực hiện. Tôi tự tin hướng về phía trước, nơi có ánh sáng ngập tràn”.

Ba tháng sau, Châu nhận được một email của đạo diễn Courtney, trong thư viết: “Tôi muốn từ bỏ bộ phim này! Vì những người bạn của tôi bảo đây là một bộ phim kết thúc không có hậu, không có ý nghĩa với cả nhóm”. “Em sẽ theo đuổi ước mơ của mình và biến nó thành hiện thực để chứng minh cho mọi người thấy là em làm được. Hãy quên những người bạn đó đi, chị đừng suy nghĩ là vứt bộ phim vào thùng rác. Công trình của chị đã kéo dài 2 tháng trời, đó không phải là một khoảng thời gian ngắn dù bộ phim làm ra cũng chỉ có vài giây vài phút. Nhưng em chắc chắn chị làm được nhiều hơn thế nữa, và em sẽ cho chị một kết thúc có hậu và đẹp nhất, mà có thể những bộ phim, hãng phim khác chưa từng làm”, Châu trả lời đạo diễn Courtney và cô đồng ý quay lại Việt Nam. Bộ phim quay kéo dài trong vòng 8 năm và được gọt giũa còn 35 phút với tên gọi “Chau, Beyond the Lines”. Bản thân Châu không đặt nặng vấn đề là bộ phim này sẽ đi tới những giải thưởng nào. Và thường thì những điều chúng ta không ngờ tới, lại bất ngờ một cách rất đặc biệt. Tháng 2/2016, cái tên Lê Minh Châu đã được vang lên tại nhà hát Dobly, Mỹ, khi bộ phim về cậu lọt vào Oscar, Top 5 phim tài liệu xuất sắc nhất lần thứ 88. Châu cũng không nghĩ bộ phim về cậu lại thành công vang dội đến thế.

Lớn lên từ nghịch cảnh, may mắn tìm được hướng đi tươi sáng cho đời mình, đến lúc Châu giúp những em nhỏ đồng cảnh ngộ tự vẽ ước mơ cuộc đời. Buổi tối, Châu dành thời gian cho lớp học vẽ của các em nhỏ. Họa sỹ Lê Minh Châu đang tiếp tục thực hiện ước mơ trở thành nhà thiết kế và là họa sĩ quốc tế.

Không phải bộ phim trên đã khiến cuộc đời Châu bước sang trang mới. Chính xác hơn, chính cậu đã làm cho bộ phim “có hậu”. Ba năm sau khi rời làng Hòa Bình, Châu chính thức khởi nghiệp với một phòng tranh trong con hẻm nhỏ, kèm số vốn chỉ 1,5 triệu đồng. Châu vẽ ngày vẽ đêm, vẽ bằng đôi tay khá yếu ớt, rồi vẽ bằng cả miệng. Những lần bị chấn thương quai hàm vì quá tập trung vào bức vẽ khiến răng cắn gãy cọ, rồi uống nhầm sơn dầu, ăn phải màu… vẫn không làm Châu nhụt chí. Đến nay Châu đã có hai phòng tranh ở quận 1 và quận 2.

MỚI - NÓNG