'Của để dành' và những phim truyền hình gắn với tên tuổi NSND Anh Tú

Anh cả Thanh trong "Của để dành".
Anh cả Thanh trong "Của để dành".
TPO - Nhắc đến NSND Anh Tú, người hâm mộ nhớ đến nhiều trên sân khấu kịch. Tuy nhiên, ông cũng để lại ít nhiều dấu ấn riêng ở mảng phim truyền hình.

Thanh trong “Của để dành”

Có thể nói, bộ phim truyền hình giúp khán giả Việt nhớ đến NSND Anh Tú nhất là “Của để dành” (1998) của đạo diễn Đỗ Thanh Hải, chuyển thể từ truyện ngắn của nhà văn nguyễn Thị Thu Huệ. Bộ phim khai thác đề tài tình cảm gia đình, tình mẫu tử thông qua cuộc sống thường nhật của bốn mẹ con bà Vi

Trong phim, NSND Anh Tú vào vai Thanh – người con trai cả hiền lành, có phần nhu nhược. Thanh phải gánh vác toàn bộ gia đình, vừa phải chu toàn cho mẹ già, vừa phải dạy bảo hai em, vừa phải cân bằng cuộc hôn nhân của mình. Nhưng do tính cách thiếu quyết đoán, anh nhiều lúc rơi vào tình cảnh bất lực.

Bằng khả năng diễn xuất tự nhiên, chân thực, NSND Anh Tú đã lột tả thành công hình ảnh một thanh niên tri thức, sống tình cảm, nhưng lại bất lực trong chính gia đình mình.

'Của để dành' và những phim truyền hình gắn với tên tuổi NSND Anh Tú ảnh 1  Ông Tuệ trong "Đàn trời".

Tuệ trong “Đàn trời”

Hơn 10 năm sau thành công của “Của để dành”, NSND Anh Tú mới tái xuất màn ảnh nhỏ với tác phẩm “Đàn trời” (2012), chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Cao Duy Sơn, do Bùi Huy Thuần làm đạo diễn.

Nội dung bộ phim xoáy sâu vào đề tài tham nhũng, lấy bối cảnh tại một tỉnh lẻ - nơi có những con người sẵn sàng dấn thân vạch trần những quan chức thoái hoá biến chất tại địa phương.

Không còn chàng Thanh hiền lành, giàu tình cảm, trong phim, NSND Anh Tú vào vai Tuệ - Giám đốc đài phát thanh truyền hình tỉnh cấu kết với quan chức trong tỉnh để bòn rút tiền của Nhà nước, có lối sống tha hoá, nhu nhược.

Vai diễn này ngay từ đầu đã được ‘đo ni đóng giày” cho NSND Anh Tú, bởi đạo diễn Bùi Huy Thuần rất tâm đắc với lối diễn có phần “tưng tửng” nhưng đầy cảm xúc.

Màn hoá thân xuất sắc của dàn diễn viên như NSND Anh Tú, NSND Hoàng Dũng… mang về cho “Đàn trời” giải Cánh Diều Vàng Việt Nam cho “Phim truyền hình xuất sắc nhất”.

'Của để dành' và những phim truyền hình gắn với tên tuổi NSND Anh Tú ảnh 2  Ông Thành trong “Chiều ngang qua phố cũ”.

Thành trong “Chiều ngang qua phố cũ”

Tập trung vào sự nghiệp ở mảng sân khấu kịch, năm 2016, NSND Anh Tú mới đồng ý trở lại đóng phim truyền hình. Đó là tác phẩm “Chiều ngang qua phố cũ” của đạo diễn Trịnh Lê Phong.

Phim xoay quanh cuộc sống của đại gia đình Hà Nội gốc. Do xảy ra biến cố, gia đình phải rao bán căn nhà cổ của cha mẹ để lại. Trước số tài sản quá lớn, các thành viên trong gia đình “nuôi” lòng riêng, gây ra bất hoà chia rẽ. Tuy nhiên, sau những bài học “đắt giá”, họ càng thấu hiểu hơn về giá trị của mối quan hệ huyết thống.

Vai diễn của NSND Anh Tú trong phim là người con trai thứ tên Thành. Theo đuổi nghiệp kinh doanh, buôn bán bất động sản, Thành có tính cách hào sảng, quyết đoán, dám nói dám làm, thường có tiếng nói quyết định trong những việc lớn của đại gia đình, luôn lo nghĩ cho lợi ích chung. Tuy nhiên, vợ anh lại ngược lại, thông minh, sắc sảo nhưng lại ích kỷ. Từ không đồng tình chồng giao đất riêng để giải quyết việc chung, vợ Thành đề nghị rao bán nhà của bố mẹ chồng, rồi gây ra loạt mâu thuẫn sau này.

Thời điểm được mời đóng phim, NSND Anh Tú khá bận rộn với công việc tại Nhà hát Kịch Việt Nam. Tuy nhiên, ông bị thuyết phục bởi nhân vật Thành và nhận lời ngay sau khi đọc xong kịch bản.

Dù kén chọn nhưng mắt nhìn kịch bản của NSND Anh Tú rất tốt. Phim nhận được phản hồi tốt từ khán giả trong thời gian phát sóng, đồng thời được giới chuyên môn trong nước và quốc tế đánh giá cao. Phim giành giải "Phim truyền hình nước ngoài hay nhất" ở Liên hoan truyền hình quốc tế Tokyo lần thứ 11 diễn ra tại Nhật Bản và giải Vàng hạng mục phim truyền hình dài tập tại “Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 37”.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Căn cứ lực lượng an ninh ở Iraq bị không kích
Căn cứ lực lượng an ninh ở Iraq bị không kích
TPO - Lực lượng Huy động Nhân dân (PMF) Iraq - một lực lượng an ninh chính thức - cho biết sở chỉ huy của họ tại căn cứ quân sự Kalso (cách thủ đô Baghdad khoảng 50 km về phía nam) đã hứng chịu một vụ nổ lớn vào tối 19/4. Hai nguồn tin an ninh cho biết vụ nổ là kết quả của một cuộc không kích.