Danh ca huyền thoại và người Việt đầu tiên diễn khắp châu Mỹ là ai?

Tấm hình chụp trong lúc Bạch Yến xuất hiện trên show đặc biệt của ông Bob Hope: Hope NBC TV. Bạch Yến đang đàm thoại với hai tài tử người Hoa Kỳ lừng danh là ca sĩ tài tử Bing Crosby và ông Bob Hope. Đây là tấm hình có giá trị cao và hiếm có của Bạch Yến
Tấm hình chụp trong lúc Bạch Yến xuất hiện trên show đặc biệt của ông Bob Hope: Hope NBC TV. Bạch Yến đang đàm thoại với hai tài tử người Hoa Kỳ lừng danh là ca sĩ tài tử Bing Crosby và ông Bob Hope. Đây là tấm hình có giá trị cao và hiếm có của Bạch Yến
TPO - Nữ danh ca Bạch Yến là một hiện tượng âm nhạc Việt cho đến tận hôm nay.
Danh ca huyền thoại và người Việt đầu tiên diễn khắp châu Mỹ là ai? ảnh 1

Bạch Yến trên bìa một đĩ hát nhạc ngoại

8 tuổi đã làm quen với âm nhạc, 14 tuổi đã là ca sỹ của các phòng trà tại Sài Gòn, 15 tuổi thành danh với ca khúc Đêm Đông rồi lại trở thành ca sỹ Việt Nam đầu tiên đi lưu diễn khắp châu Mỹ. Nữ danh ca Bạch Yến là một hiện tượng âm nhạc Việt cho đến tận hôm nay.

Sinh ra tại Sóc Trăng nhưng lớn lên ở Sài Gòn, nữ ca sỹ Quách Thị Bạch Yến được khán giả biết tới khi chỉ hơn 14 tuổi, Bạch Yến đã nổi danh tại nhiều phòng trà Sài Gòn với những ca khúc của người lớn như “Bến cũ”, “Gái xuân”… và một số bài hát Pháp: “Tango Blue”, “Étoile Des Neiges”…

Bạch Yến kể: “Tôi trang điểm thật già dặn, mặc chiếc váy dài để khán giả không biết mình chỉ còn là một cô bé. Rồi tôi còn hát Rock and Roll, hát Twist và nhảy, giật y hệt như người lớn. Giờ nghĩ lại cũng buồn cười nhưng ngày đó khán giả Sài Gòn là thế, coi mấy loại nhạc đó như là thời thượng”.

Nhưng rồi thật bất ngờ khi cô bé chuyên trị nhạc sôi động bỗng một đêm hóa thân hoàn toàn thành kỹ nữ trong “Đêm đông” mà Bạch Yến bảo “Đó là cái duyên tiền định”. Đó là một ngày, Bạch Yến tình cờ được nghe ca khúc “Đêm đông” của nhạc sỹ Nguyễn Văn Thương. Đó là một ca khúc đã cũ kể về câu chuyện buồn về người kỹ nữ cô đơn trong một đêm giá lạnh. Nhưng trước Bạch Yến, các ca sỹ đều chọn  hát với nhịp Tango. “Sao không chuyển qua điệu Slow Rock cho hợp hòan cảnh hơn?” Cô bé 15 tuổi đã nghĩ giản dị thế và mạnh dạn thể hiện theo cách mới.

Bạch Yến kể ngay trong đêm trình diễn đầu tiên, khán giả đã đồng loạt đứng lên vỗ tay khen ngợi. Thậm chí báo chí Sài Gòn còn chạy tít: “Cô bé 15 tuổi đã thổi hồn vào với ca khúc bằng một cách rất riêng, rất lạ”. Sau Bạch Yến, nhiều ca sỹ khác hát lại Đêm đông cũng chọn slow rock. Từ ca khúc này, Bạch Yến đã trở thành một ca sỹ tên tuổi tại Sài Gòn. Đó là những năm đầu thập kỷ 60 thế kỷ trước.

Năm 1965, Bạch Yến là ca sỹ Việt Nam đầu tiên được chương trình Ed Sullivan mời sang Mỹ biểu diễn. Ed Sullivan là một chương trình giải trí lớn mà những khách mời đều được lựa chọn kỹ lưỡng. Năm 1964, chính Ed Sullivan đã mời nhóm nhạc huyền thoại Beatles đến Mỹ và năm đó Ed Sullivan Show đã thu hút trên 70 triệu lượt người xem, trở thành một trong những chương trình truyền hình ăn khách nhất thời đại.

Bạch Yến kể: “Được hát trong Ed Sullivan Show là một vinh dự, nhất là tôi được hát cùng nhiều tên tuổi lớn như Bob Hope, Bo Crosby, Pat Boone, Frankie Avanlon.... Tôi nhớ tôi được hát 2 ca khúc là Đêm đôngIf I had a hammer và được nhiều người khen. Từ chương trình, một ông đạo diễn đã mời tôi về thu âm ca khúc trong phim The Green Berets (Mũ nồi xanh). Rồi có nhà sản xuất mới tôi đi lưu diễn tại Mỹ, thế là dự tính đi Mỹ 2 tuần của tôi đã kéo tới hơn 12 năm. Tôi đi khắp nước Mỹ, đi các nước Nam Mỹ để hát”  

Danh ca huyền thoại và người Việt đầu tiên diễn khắp châu Mỹ là ai? ảnh 2  

Đó là quãng đời mà theo Bạch Yến, một mình lưu lạc khắp Mỹ chị cảm giác giống như thân phận của người Kỹ nữ trong ca khúc Đêm đông mà chị đã thể hiện thành công ngày nào. Ngày đó nước Mỹ rất ít người Việt, một cô gái như chị chỉ biết đi hát và hát, nhiều khi muốn nghe một câu tiếng Việt, muốn ăn món ăn Việt hay tìm một người Việt trò chuyện cũng khó. Cũng có rất nhiều đàn ông đeo đuổi chị, nhưng hình như không cảm hóa được cái chất “Việt” vẫn còn đậm nét trong chị nên rồi mọi chuyện cũng không đi đâu đến đâu.

Thế rồi lại như là duyên phận, trong một lần đi Pháp, Bạch Yến đã gặp nhạc sỹ Trần Quang Hải (Con trai giáo sư Trần Văn Khê). Khi đó Quang Hải chỉ là một giáo sư dạy nhạc dân tộc Việt Nam ít tiếng tăm còn Bạch Yến là một ca sỹ đã thành danh tại Mỹ. Nhưng duyên phận, họ chỉ gặp nhau một lần mà đã phải lòng nhau và một đám cưới giản dị nhưng đầm ấm đã được tổ chức.

Lập gia đình, Bạch Yến từ bỏ tất cả tiếng tăm, công việc biểu diễn đang thành công tại Mỹ để cùng chồng xây dựng những dự án âm nhạc dân tộc. Lý giải về điều này, Bạch Yến bảo: ‘Trước đây tôi rất ít hát nhạc dân tộc hay những ca khúc mang âm hưởng dân ca. Thế nhưng tôi là người Việt, những ca khúc dân ca đã ăn sâu vào tiềm thức tôi từ nhỏ. Khi găp anh Hải, niềm đam mê nhạc dân tộc của anh ấy đã truyền sang tôi khiến cho tôi thay đổi bản thân”. 

Từ đó, Bạch Yến đã cùng chồng đi hát, nghiên cứu và giảng dạy về âm nhạc dân tộc Việt. Vơ chồng bà đã đi hơn 70 nước trên thế giới để giới thiệu âm nhạc dân tộc. Ngoài ra, Bạch Yến thỉnh thoảng cũng đi hát tại nhưng chương trình từ thiện.
Năm 1983, vợ chồng Bạch Yến – Trần Quang Hải được nhận giải “Grand Prix Du Disque De L” Académie Charles Cros” (giải thưởng tối cao của Hàn Lâm Viện đĩa hát Charles Cros) cho những nghiên cứu về âm nhạc dân tộc Việt.

Từ ngày deo đuổi với những dự án âm nhạc dân tộc, Bạch Yến hay trở về Việt Nam. Theo chị kể, chị thích nhất ở Việt Nam là những ngày Tết đến, không khí khi người ta tất nập chuẩn bị sắp Tết, chuẩn bị về quê cũng như đi thăm những gian chợ Xuân. “Ở nước ngoài, làm gì có được không khí đậm chất quê hương như thế nên với tôi, không khí ngày Tết luôn giúp tôi gợi nhớ về ngày xưa. Tôi thích mặc chiếc áo dài và đội nói lá, ra chợ hoa hay đường phố Sài Gòn để chụp hình. Đó là cách tôi muốn hòa mình vào với quê hương"

 Bạch Yến với ca khúc Đêm đông 

Danh ca huyền thoại và người Việt đầu tiên diễn khắp châu Mỹ là ai? ảnh 3

Năm 2014, Bạch Yến chính thức trở lại với khán giả Việt qua đêm nhạc “’Đêm Đông”. Hơn 50 năm, khán giả Việt với được nghe lại nhưng ca khúc đã thành danh của bé Sài Gòn ngày nào. Vẫn chất giọng trong vắt và ngọt ngào,dường như qua bao năm, giọng ca ấy dường như không thay đổi. Bạch Yến bảo: “Nhờ sức sống của âm nhạc dân tộc đã giúp tôi điều đó’.   

MỚI - NÓNG