DJ - Phù thủy âm thanh: Thoát ao làng - Giấc mơ xa

DJ/Producer số 1 Việt Nam Hoàng Anh (bìa trái)
DJ/Producer số 1 Việt Nam Hoàng Anh (bìa trái)
TP - DJ đã được công nhận là một nghề nhưng tìm “đỏ mắt” vẫn chưa có trường lớp nào đào tạo chính quy. Người theo nghề DJ vẫn tự mày mò, học hỏi đàn anh, đàn chị kiểu “người đi trước rước người đi sau”. Bao giờ DJ Việt có thể vươn tầm thế giới?

Mò mẫm

Tiếp tôi ngay tại lớp học 88DNA ACADEMY trên đường Nguyễn Kiệm (Q.Phú Nhuận), DJ/Producer Hoàng Anh (tên thật Vũ Hoàng Anh, 37 tuổi) giản dị với nụ cười hiền lành pha chút lãng tử. Nhắc đến DJ Hoàng Anh, giới mộ điệu gọi anh là DJ số 1 Việt Nam. Nam DJ khiêm tốn đó là do mình thắng giải cuộc thi tìm kiếm DJ uy tín được tổ chức năm 2004, chứ cũng không dám nhận mình là DJ số 1. Anh bảo làm nghề chỉ vì yêu, chứ không nghĩ đến giải thưởng, danh xưng. Trải lòng về nghề, Hoàng Anh bảo tuổi nghề dài hay ngắn là do mỗi người. Như anh đã làm DJ được 18 năm và vẫn tiếp tục đứng trên sân khấu cống hiến những tác phẩm hay đến người yêu nhạc.

  “Các nước trên thế giới có các trường lớp đào tạo DJ, sản xuất nhạc điện tử. Các DJ thế giới họ kiếm được tiền bằng việc bán những bài nhạc do mình sáng tác. Còn ở Việt Nam gần như là con số 0, việc bán nhạc là không thể”.

DJ Hoàng Anh

Thời điểm năm 2001, nghề DJ vẫn còn rất mới mẻ tại Việt Nam. Đang học năm 2 ngành cơ khí, Hoàng Anh quyết định rẽ hướng sang lĩnh vực âm nhạc. Với chàng sinh viên khi đó còn chưa biết gì đến DJ, anh đến với nghệ thuật chỉ đơn giản là đam mê âm nhạc. Một lần được tiếp xúc với nhạc điện tử mới mẻ, hiện đại đang rất thịnh hành ở các club ở Sài Gòn, Hoàng Anh như bị dòng nhạc này hớp hồn rồi bén duyên với nghề DJ từ đó.

DJ lúc ấy chỉ là nghề tự phát lẻ tẻ ở một vài tụ điểm. Để theo nghề, Hoàng Anh xem thầy chơi rồi tự học, tự mày mò là chính. Biết chơi nhạc điện tử từ nhỏ, không bằng lòng với những bài nhạc sẵn có, anh tự sáng tạo, ghi dấu ấn bằng chính tiết tấu và những bản nhạc mang tên mình. Hoàng Anh càng thêm tỏa sáng khi có cơ hội hợp tác với những người nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực DJ, sản xuất âm nhạc. “DJ bây giờ rất nhiều nhưng lại thiếu người có khả năng tự sản xuất nhạc. Thực tế, DJ là việc bắt đầu khá dễ dàng mà có thể bỏ qua nhạc lý cơ bản. Các công cụ hỗ trợ sẽ cho phép bạn lấn lướt những hạn chế về mặt chuyên môn. Nhưng lâu dài, sự thiếu hụt nền tảng sẽ ngăn bạn khó sáng tạo” - DJ Hoàng Anh bộc bạch.

Cũng nhiều năm trong nghề “chà đĩa”, DJ Tony, Giám đốc công ty Nguyễn Tuấn Tpro (25bis Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1) cho hay, anh cũng tự học là chính chứ không qua trường lớp nào. Đa số DJ thời đó là “nghề dạy nghề”, những người có chung đam mê lập thành một nhóm rồi chỉ nhau. “Chịu khó học hỏi từ các clip ở nước ngoài, sau đó tùy khả năng, cảm thụ của mỗi người mà phát triển cách chơi theo cách của riêng mình. Làm nhiều sẽ lên tay” - DJ Tony nói.

Mặc dù DJ hiện nay đã được công nhận là nghề hẳn hoi, người làm nghề được cấp chứng chỉ, có nghĩa vụ đóng thuế nhưng tại TPHCM, tìm “đỏ mắt” vẫn không thấy có trường lớp nào đào tạo chính quy nghề này. Cách đây vài ba năm, một số trường như Đại học Hoa Sen, Trung cấp Du lịch -Khách sạn Saigontourist… cũng mở lớp đào tạo DJ nhưng hiện nay không còn nữa. Muốn học DJ, học viên tự tìm đến các học viện, trung tâm đào tạo do các DJ mở để “tầm sư”. Khóa học kéo dài từ 3-6 tháng, học phí khoảng 4-25 triệu đồng/khóa. Kết thúc khóa học, trung tâm đó sẽ cấp giấy chứng nhận và giới thiệu học viên đến các tụ điểm bar, vũ trường quen biết thực tập, làm nghề…

Thiếu đủ thứ

Đánh giá về năng lực, trình độ DJ Việt Nam, đa số dân trong nghề đều cho rằng không thua kém thế giới. Tuy nhiên, cái ta đang kém thế giới hiện nay là về nền tảng. Nghề DJ trên thế giới đã đi trước rất lâu, họ phát triển thành một ngành công nghiệp. Còn ở Việt Nam, dù DJ đang phát triển sôi động 1-2 năm nay nhưng cũng chỉ mang tính tự phát, mang hơi hướng… ao làng.

Từng góp mặt trong nhiều sô lưu diễn lớn ở nước ngoài, DJ Hoàng Anh cho biết: “Các nước trên thế giới có các trường lớp đào tạo DJ, sản xuất nhạc điện tử. Các DJ thế giới họ kiếm được tiền bằng việc bán những bài nhạc do mình sáng tác. Còn ở Việt Nam gần như là con số 0, việc bán nhạc là không thể”.

Vài năm trở lại đây, Việt Nam bùng nổ các lễ hội âm nhạc kéo theo sự lên ngôi của dòng nhạc điện tử. Đây là cơ hội để các DJ đưa tên tuổi của mình đến gần hơn với công chúng. Nhưng nếu quan sát, người cầm trịch tại lễ hội âm nhạc ấy thường thuộc về tay các DJ quốc tế đình đám. DJ trong nước tham dự cũng chỉ là đánh nền, hương hoa cho đẹp đội hình…

Nguyễn Quốc Thanh (20 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh) đang theo học nghề DJ tâm sự, “Em học DJ với một thầy DJ khá nổi tiếng ở TPHCM chứ không chọn theo trường lớp được tổ chức bài bản (nếu có). Bởi học DJ quan trọng là người dạy có kinh nghiệm, có tiếng tăm hay không. Bởi DJ đơn thuần cũng chỉ là “cầm tay chỉ việc” chứ không nặng về lý thuyết”.

Dự báo nghề DJ sẽ rất sôi động trong thời gian tới do nhạc điện tử đang phát triển, thịnh hành, nhưng DJ Hồng Pink lại cho rằng DJ chỉ nên là nghề tay trái, là cuộc dạo chơi của các bạn trẻ chứ không nên nghĩ rằng đây sẽ là nghề nuôi sống bản thân. “DJ là một nghệ thuật, còn người chơi DJ là nghệ sĩ. Nghệ thuật chỉ thăng hoa khi nó thoát ra khỏi những lo toan vật chất, tạo cảm hứng cho người thưởng thức. Còn nếu làm DJ mà vẫn quẩn quanh chuyện “cơm áo, gạo tiền” thì sẽ không làm nghề được dài lâu” - DJ Hồng Pink bày tỏ.

DJ Việt Nam dù nổi tiếng đến đâu nhưng vẫn vô danh trên bản đồ thế giới. Để vươn tầm thế giới, e vẫn là mơ về nơi xa lắm...

DJ - Phù thủy âm thanh: Thoát ao làng - Giấc mơ xa ảnh 1

Dù phát triển nhưng vẫn mang tính tự phát, thế nhưng DJ vẫn là nghề thời thượng của giới trẻ

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.