Đường Tăng và Trần Nguyên đại tiên của 'Tây du ký' qua đời

Đường Tăng bản 1965 qua đời tại Mỹ vì viêm phổi. Ảnh: Phượng Hoàng.
Đường Tăng bản 1965 qua đời tại Mỹ vì viêm phổi. Ảnh: Phượng Hoàng.
Sáng 22/6, báo chí Trung Quốc đồng loạt đưa tin về sự ra đi của hai diễn viên từng tham gia "Tây du ký" trong bản 1965 và 1986.

Sáng 22/5, báo chí Hong Kong cho hay "Đường Tăng" trong bản Tây du ký 1965 - Hà Phiên đã qua đời chiều 19/6 tại một bệnh viện ở San Jose, California (Mỹ), hưởng thọ 85 tuổi. Ông bị viêm phổi nhiều năm và bệnh chuyển biến nặng trong một tháng trở lại đây.

Hà Phiên sinh năm 1931, tại Thượng Hải. Năm 1949, ông cùng gia đình di cư đến Hong Kong. Sau đó ông gia nhập tập đoàn Thiệu Thị huynh đệ. Năm 1965, ông thành danh tại châu Á nhờ vai Đường Tam Tạng trong bản Tây du ký 1965. Hàn Phiên có sự nghiệp gắn liền với các dự án từ tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân. Ông còn từng đóng chính trong Bàn tơ động, Nữ nhi quốc.

Ngoài vai trò diễn viên, Hà Phiên còn là đạo diễn thành công khi chỉ đạo hơn 20 dự án. Trong những năm 1970-1980, hai trong số các phim của ông được dự LHP Cannes và Berlin. Đầu năm 2000, ông nghỉ hưu và theo gia đình sang Mỹ định cư.

Thông tin Hà Phiên qua đời khiến người hâm mộ tiểu thuyết Tây du ký đau buồn. Họ để lại lời chia sẻ trên các trang diễn đàn phim ảnh. Đáng buồn hơn, trưa 22/6, QQ đưa tin một nam diễn viên từng đóng Tây du ký 1986 - Ngô Quế Linh từ trần vào tối 21/6.

Đường Tăng và Trần Nguyên đại tiên của 'Tây du ký' qua đời ảnh 1 Ngô Quế Linh trong vai Trần Nguyên đại tiên, xuất hiện ở tập Ăn trộm quả nhân sâmqua đời tối 21/6, Ảnh: MOP.
Trên trang chính thức của Nhà hát Nhân dân Bắc Kinh thông tin về sự qua đời của ông được công bố chi tiết. Nam diễn viên đảm nhận vai Trần Nguyên đại tiên trong tập Ăn trộm quả nhân sâm sau thời gian bệnh nặng đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng, hưởng thọ 78 tuổi. Ngô Quế Linh trong 50 năm hoạt động trong ngành nghệ thuật đã tham gia 70 dự án phim. Bên cạnh Tây du ký, ông từng tham gia Tam quốc diễn nghĩa, Đông Chu Liệt Quốc, Khổng Tước công chúa.

Thời kỳ tham gia Tây du ký, Ngô Quế Linh đã dành nhiều tháng sống theo cách của các vị đạo sĩ để hiểu về phong thái của họ. "Xuất hiện chỉ một tập nhưng tôi hiểu cần phải mang đến sự trung thực nhất đến với khán giả, giống như nhân vật bước ra từ tiểu thuyết", ông chia sẻ trong buổi phỏng vấn hồi năm 2000.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.