Đường thi ngẫu dịch - Một cách khám phá thơ

Đường thi ngẫu dịch - Một cách khám phá thơ
TP - Ẩn mình khá lâu, nhà thơ Trương Nam Hương đã làm các bạn thơ “giật mình” với cuốn sách mới: Đường thi ngẫu dịch (NXB Thanh Niên 2007).
Đường thi ngẫu dịch - Một cách khám phá thơ ảnh 1

101 bài thơ, 49 tác giả, những thánh thi, những viên ngọc tuyệt tác của Đường thi qua sự chuyển ngữ của Trương Nam Hương đã mang tới một cách thưởng thức nữa với những bài thơ Đường, mà nhiều người yêu thơ đã đọc và nhớ.

Lý Bạch, Vương Duy, Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ, Vương Xương Linh, Hạ Tri Chương,Thôi Hiệu, Mạnh Hạo Nhiên, Lý Thương Ẩn, Thôi Hộ, Trần Tử Ngang…

Đã có bao nhiêu thi nhân Việt Nam cả xưa lẫn nay thử tài bằng cách dịch Đường thi qua tiếng Việt, nhưng người đạt được thành công không nhiều, vì có thể chuyển ý mà không chuyển được thơ, hoặc ngược lại.

Vẫn biết đó là thách thức lớn vì bản thân không phải là nhà Hán học, nhưng nhà thơ Trương Nam Hương không đi theo lối mòn, anh đã có nhiều khám phá mới trong cách hiểu, cách cảm Đường thi bằng tâm hồn thơ Việt hôm nay.

Cái “ngẫu dịch” của anh như thổi vào Đường thi một cách tiếp cận mới cho công chúng yêu thơ hôm nay.

Tĩnh dạ tứ: Sàng tiền minh nguyệt quang/Nghi thị địa thượng sương/Cử đầu vọng minh nguyệt/Đê đầu tư cố hương” - Nỗi nhớ trong đêm tĩnh: Trước giường trăng sáng rọi/Ngỡ đất đằm trong sương/Ngẩng đầu ngóng trăng sáng/Cúi đầu thương cố hương” - Lý Bạch.

Hoặc Hoàng hạc lâu;…Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu. - Lầu Hoàng Hạc:…Chiều tà khuất bóng quê hương/Trên sông khói sóng khơi buồn lòng ai - Thôi Hiệu

v.v…

Việc “ngẫu dịch” thơ Đường của Trương Nam Hương có thể coi là hành động “can đảm” khi nhiều bài thơ nổi tiếng trong tập đã từng được các bậc túc nho tài hoa dịch rồi.

Có lẽ thông qua cuộc chơi này, nhà thơ Trương Nam Hương muốn đi tìm tri âm cho mình vào thời mà thơ dường như cũng đang theo với các trào lưu của công nghệ, đã trở nên “hiện đại” trong khi anh vẫn như vương vấn với những “muôn năm cũ”. 

MỚI - NÓNG