Giải phẫu cái tự ngã

Giải phẫu cái tự ngã
TP - Takeo Doi giải thích sự liên kết giữa omote (cái mặt bên ngoài, thấy được) và ura (cái tình bên trong, không thấy được) - hai khái niệm tiêu biểu cho một lối nhìn sự vật trong tiếng Nhật, chi phối quan niệm tương tác ứng xử của người Nhật.
Giải phẫu cái tự ngã ảnh 1

Người Nhật rất nhạy cảm với tính đa nghĩa của ngôn từ và hành vi. Bắt nguồn từ câu nói của Pascal “Tính hai mặt của con người rõ ràng đến nỗi có kẻ nghĩ rằng chúng ta có hai tâm hồn”, Takeo Doi phân tích những thí dụ thú vị trong ứng xử hàng ngày, như cách mở quà của người Mỹ và người Nhật, để thể hiện chiều kích ngầm của văn hóa.

Mỗi thí dụ được liên hệ với các khái niệm văn hóa, mỹ học đa dạng. Cuốn sách không khó đọc - sâu sắc nhưng được viết với ngôn ngữ trong sáng, tinh tế. Cho thấy sự vô tận của đời sống, nghệ thuật và tâm hồn. Khám phá cái tự ngã để thấy sự hòa hợp với thiên nhiên. Hiểu tự ngã để mở rộng tự ngã, để hưởng thụ vẻ đẹp của cuộc sống.

Takeo Doi sinh 1920 tại Tokyo, giảng dạy tâm thần học tại Mỹ, nhà tâm thần học hàng đầu của Nhật. Các tác phẩm dịch sang tiếng Việt: Giải phẫu sự phụ thuộc, Giải phẫu cái tự ngã (Hoàng Hưng dịch, NXB Tri Thức, 2009).

MỚI - NÓNG