Hậu trường Showbiz Việt: Bán danh dự mua danh tiếng

Nghệ sĩ hài L.G vừa khóc vừa kể tội chồng cũ bạo hành dã man trong một chương trình phát trên truyền hình.
Nghệ sĩ hài L.G vừa khóc vừa kể tội chồng cũ bạo hành dã man trong một chương trình phát trên truyền hình.
TP - Trong thời kỳ hội nhập, đời sống nghệ sĩ, ca sĩ có phần nâng cấp. Nhưng cay đắng thay, họ lại bị cuốn vào vòng xoáy bán buôn, đổi chác; nếu may mắn không phải bán mình nuôi thân thì cũng là bán danh dự mua danh tiếng.

Ðời tư là miếng mồi ngon

Gần đây, khán giả chắc hẳn vẫn nhớ vụ kiện tụng lùm xùm giữa danh hài D.P và vợ cũ, nghệ sĩ L.G. khi chị xuất hiện trong một chương trình talk show rất ăn khách trên truyền hình. Trong phần tâm sự của mình, cô vợ kể về chồng cũ là một kẻ vũ phu, nhiều lần bạo hành đến nỗi cô không thể tiếp tục chung sống.

Sau khi dư luận phẫn nộ kết tội người chồng thì mới biết thêm một câu chuyện khác, ngược lại với những gì L.G đã kể. Chưa hết sửng sốt, hai đứa con của họ cũng đứng về phía ba mình. Vợ cũ trước đây của nam nghệ sĩ hài cũng là một diễn viên, lại tiếp tục lên tiếng bênh vực anh. Chị cho rằng vì chị không sinh được con nên mới bị nghệ sĩ L.G giật chồng, cuối cùng phải ra đi trong đau đớn. Chị cho biết thêm L.G không phải mẫu phụ nữ chu đáo với gia đình mà rất ham chơi, đua đòi.

Khán giả và truyền thông được một vụ trúng mùa. Tin tức mỗi nơi mỗi kiểu tràn lan đến chóng mặt. Đỉnh điểm là vụ kiện tụng mà anh chồng vẫn quyết theo cho tới hôm nay. Hai đứa con họ cũng theo nghề của bố mẹ, chắc có lẽ vẫn là những người chịu tổn thương lớn nhất; chưa bàn chuyện đúng sai, khi thấy dư luận công kích bố hoặc mẹ mình thì con cái nào yên ổn được. Cuối cùng, cuộc sống bình yên của từng đó con người chỉ đáng giá hai mươi triệu đồng, khoảng catse L.G nhận được từ chương trình để bán đời tư cho thiên hạ mổ xẻ, bình luận, bươi móc, dè bỉu... phải chăng là một cái giá hời?

Hậu trường Showbiz Việt: Bán danh dự mua danh tiếng ảnh 1 Nhiều nữ ca sĩ trẻ nổi tiếng từng mặc như không biểu diễn trong quán bar, bị cơ quan chức năng xử phạt.

Miếng ăn là miếng... nhục

Các nghệ sĩ lớn cũng bị cuốn vào gameshow, nhận xét gượng ép theo kịch bản được biên tập, cắt ghép hẳn hoi. Đàn anh đàn chị đổ xô thi thố cho những gương mặt non choẹt về tuổi đời lẫn tuổi nghề ngồi chấm điểm, bình phẩm. Đây là một sự xuống cấp trầm trọng ở mức báo động đỏ cho văn hoá Việt Nam.

Những ca khúc mang tư tưởng, tầm vóc dần dần bị quên lãng và mai một, thay vào đó là những giai điệu xào lại theo beat của nước ngoài thống lĩnh thị trường. Nhiều cái tên như S.T, CĐK lẽ ra phải được nhìn như kẻ trộm cắp lại trở thành "người hùng" tạo hit của giới trẻ hiện nay. O.C chỉ được biết đến sau scandal hỗn láo với đàn anh, là nhạc sĩ kỳ cựu, chủ nhân bài hát Nhật ký của mẹ. Đ.P đăng quang quán quân một gameshow đình đám rồi “lặn mất tăm”, chỉ thực sự nổi lên sau cuộc đại tu nhan sắc và giảm cân ngoạn mục để lột xác.

Hậu trường Showbiz Việt: Bán danh dự mua danh tiếng ảnh 2 Ca sĩ Mỹ Tâm, Ðàm Vĩnh Hưng, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là gương mặt giám khảo quen thuộc của nhiều gameshow giải trí đình đám.

Thậm chí gần đây, DKL là cái tên vốn được người trong giới tôn trọng về chuyên môn lại bất ngờ đánh cắp giai điệu hit của TTB để viết lời, sau đó còn trơ trẽn phát biểu chuyện trùng lặp ấy rất bình thường. Có thể, đây là chiêu trò nhưng đáng nói bài hát đó của DKL lại nhanh chóng trở thành hit và được mở khắp các quán xá. Chuyện đó, chẳng khác nào hôm qua người ta mới khua chiêng gõ mõ kêu rằng thằng nọ ăn cắp gà của bà hàng xóm nhưng hôm nay, người ta lại đang ngồi ăn cháo gà nó nấu ra từ con gà hôm qua nó lấy cắp.

Vậy thì thực tế đó đang giáo dục gì cho thế hệ trẻ hôm nay?- “Cứ ăn cắp cho thật giỏi, nhất định con sẽ tỏa sáng?” hay “Cứ dẫm bừa lên đạo đức, nhất định con sẽ được công chúng hâm mộ?” hay “Tài năng là thứ chẳng đóng vai trò gì mấy quyết định chuyện nổi tiếng. Cần nhất là ngoại hình?”.

Nhân cách của nghệ sĩ sẽ không mang tai tiếng "vô loài" nếu họ biết tự trọng và công chúng đừng dễ dãi cười cợt rồi cho qua. Đã đến lúc nghệ sĩ và công chúng phải báo động và lựa chọn nói không với những loại "giải trí bẩn”, xuống cấp, tầm thường đang có nguy cơ nở rộ hiện nay.

(Còn nữa)

Thời xưa những người làm công việc ca hát được phân chia thành nhiều cấp bậc. Ða phần họ đàn ca hát xướng tại các tửu lầu, kỹ viện để mua vui hoặc theo đoàn gánh, phục vụ tại nhà quan quyền, bá hộ ... Nhưng ca sĩ vào thời ấy không đơn thuần chỉ bán giọng hát mà một số còn ngồi bàn hầu rượu gọi là ca kỹ, thậm chí họ tiếp khách làng chơi, nghĩa là bán thân. Cuộc sống của họ cũng nay đây mai đó khiến mọi sinh hoạt hàng ngày thất thường, các mối quan hệ tình cảm phức tạp. Vì vậy những người sống trong ngành này không được xã hội tôn trọng, với quan điểm cho rằng "xướng ca vô loài" vẫn lưu truyền đến ngày nay.

Có cầu ắt có cung

Có cầu ắt phải có cung. Nếu khán giả không soi mói vào đời tư nghệ sĩ thì dù có bày ra trước mặt, cũng chẳng ai quan tâm. Những cuộc mua bán đời tư luôn đông khách, rating chương trình tăng ngất ngưởng, đồng nghĩa với việc thu hút quảng cáo, tài trợ từ các doanh nghiệp chảy vào tấp nập. Tuy nhiên, con số ấy cứ cắt dần, cắt dần lúc đến tay nghệ sĩ, nhân vật tâm điểm hình thành cuộc mua bán thì được trả chẳng đáng số lẻ lợi nhuận kiếm được. Biết trách ai?

Nghệ sĩ luôn là những người muốn thu hút công chúng về phía mình. Thêm nữa, hàng loạt sân khấu được coi như nồi cơm nuôi sống họ đều “giãy chết”. Các công ty giải trí phải cạnh tranh nhau từng chút một để giành giật giờ vàng phát sóng và thị phần khán giả. Mạng xã hội cũng là nơi hái ra tiền. Thế là muôn hình vạn trạng những chuyện dở khóc dở cười thi nhau tung ra để thu hút khán giả. Cạn nguồn, người ta dựng chuyện để làm mồi. Ðất sống cho nghệ thuật chân chính vốn đã bị thu hẹp nay gần như mất hoàn toàn.

Ðổ lỗi cho cá nhân hay tổ chức nào thực ra vẫn là bất cập. Chung quy lại cũng chỉ tại miếng ăn? Cũng cần phải nghiêm túc nhìn nhận sự tha hoá của một bộ phận khán giả dễ dãi, thích những chuyện giật gân ở thời điểm hiện tại.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.