Ngọc Trinh bị chà đạp, gạ gẫm đi khách trong 'Vòng eo 56'

Người mẫu Ngọc Trinh tái hiện cuộc đời mình trong bộ phim điện ảnh đầu tay do cô đầu tư và giữ vai trò nhà sản xuất.
Người mẫu Ngọc Trinh tái hiện cuộc đời mình trong bộ phim điện ảnh đầu tay do cô đầu tư và giữ vai trò nhà sản xuất.
Trong teaser phim "Vòng eo 56", nữ người mẫu cho thấy nỗ lực hóa thân ở các phân cảnh gây xúc động, tái hiện phần đời cực khổ của cô ngày đầu vào nghề người mẫu. 

Đoàn làm phim Vòng eo 56 vừa tung teaser đầu tiên của tác phẩm điện ảnh do Vũ Ngọc Đãng thực hiện. Ngọc Trinh chia sẻ, những ngày qua, cô háo hức xen lẫn hồi hộp khi cùng êkíp chuẩn bị cho ngày teaser ra mắt khán giả. Bởi đây là lần đầu tiên cô có cơ hội giới thiệu một hình ảnh, vai trò khác hẳn của mình từ trước đến nay: diễn viên kiêm nhà sản xuất phim.

Chỉ nhỉnh hơn một phút, teaser khắc họa được khá nhiều phân cảnh cho thấy diễn xuất đa dạng của Ngọc Trinh. Có khi cô là một người mẫu nội y đầy kiêu sa trên sàn catwalk. Có khi người đẹp lại là cô gái trẻ bị vướng vào mối quan hệ phức tạp và sự ganh ghét, đố kỵ từ đồng nghiệp. Sau những tiếng vỗ tay của khán giả là giọt nước mắt của cô gái khi bị gạ gẫm "đi khách", bị chơi xấu, bêu rếu vì tội dám nổi bật hơn đàn chị trong nghề. Mối quan hệ giữa Ngọc Trinh và ông bầu Vũ Khắc Tiệp (Lương Mạnh Hải) và người yêu đại gia (do Petek Majik Nguyễn đóng) được diễn xuất qua các tình tiết gay cấn.

Ngọc Trinh bị chà đạp, gạ gẫm đi khách trong 'Vòng eo 56' ảnh 1

Petey Nguyễn vào vai bạn trai đại gia của Ngọc Trinh.

Cuối teaser, Ngọc Trinh quay lại hình ảnh của cô gái quê với chất giọng chất phác và chia sẻ đẫm nước mắt: "Con không cần làm giàu hay thành công gì hết. Con chỉ cần lên Sài Gòn kiếm tiền để trả hết nợ cho ba mẹ. Rồi con sẽ về quê lấy chồng, sinh con, ở với ba với mẹ. Con chỉ muốn như vậy thôi".

Bộ phim Vòng eo 56 xoay quanh số phận của cô gái tên Trinh do chính Ngọc Trinh thủ vai. Trinh xuất thân trong gia đình nghèo khó ở miền Tây Nam Bộ. Do muốn trả nợ giúp bố mẹ, các anh chị em và cả Trinh đều xin lên Sài Gòn đi làm kiếm tiền. Cũng từ đây, Trinh bén duyên với nghề người mẫu - ước mơ của cô từ ngày bé. Nhưng để thành công, cô phải đối mặt với vô số cạm bẫy về tiền tài, danh vọng, tình yêu trong khi trên vai là gánh nặng lo toan cho gia đình.

Song song với teaser, đoàn phim cũng tung poster với phong cách thiết kế tối giản. Poster này không có sự xuất hiện của Ngọc Trinh. Phim còn có sự tham gia của Nghệ sĩ Ưu tú Công Ninh vai cha của Trinh, diễn viên Tú Vi trong vai Bích - chị của Trinh, Hồ Vĩnh Khoa và La Quốc Hùng trong vai hai anh trai...

Phim khởi chiếu vào ngày 23/3.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
'Đừng bằng lòng với chính sách, đừng lạnh lùng với người dân'
'Đừng bằng lòng với chính sách, đừng lạnh lùng với người dân'
TPO - Theo Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM Nguyễn Văn Lợi, Trung tâm Phục vụ hành chính công là nơi người dân thể hiện lòng tin của mình đối với Đảng, với chính quyền, cho nên lãnh đạo phường phải thường xuyên kiểm tra, giám sát. "Đừng bằng lòng với chính sách; đừng lạnh lùng, lãnh cảm với người dân", ông Lợi lưu ý.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Anh Nguyễn Ngọc Ánh đã có 43 lần hiến máu và tiểu cầu

Ân tình máu hiếm

TP - Có những người sau khi hiến máu tình cờ biết mình có nhóm máu đặc biệt. Mang sứ mệnh cho tặng những đơn vị máu hiếm quý giá, họ thấu hiểu từng phút giây sinh tử của người bệnh, cứ được gọi là họ có mặt ngay tham gia hiến máu.
Một góc làng Đại Thủy - Tân Phú hôm nay Ảnh: Phạm Xuân Dũng

Nghĩa tình son sắt - Kỳ cuối: Đại Thủy - ngôi làng của hai quê

TP - Như một nhân duyên tốt lành, như một lẽ tự nhiên có những làng quê hình thành từ những người vốn có quê hương bản quán khác nhau, không hề quen biết. Rồi như thể trời xui đất khiến, họ thành xóm giềng của nhau, tình thân như ruột thịt. Đó là câu chuyện vùng cao ở làng Đại Thủy thuộc thôn Tân Phú, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Bữa cù kì với người nuôi biển

Bữa cù kì với người nuôi biển

TP - Có những bữa ăn không chỉ để no, mà để nhớ. Nhớ cái khoảnh khắc ngồi giữa mênh mông vịnh biển, gió mặn mòi phả vào mặt, mây thấp lững lờ trên đầu, và trước mặt là những món quà, những ngư dân mộc mạc của biển cả.
Buông câu bên mạn thuyền trên vịnh Ảnh: Nguyễn Tuấn

Câu đêm trên Bái Tử Long

TP - Hè về, gió Nam bắt đầu thổi rì rào qua mặt vịnh và trời chiều kéo dài thêm ánh sáng, người ta thường rủ nhau đi câu mực đêm. Tôi nghe lời rủ của một người bà con ở đảo Quan Lạn, lập tức gật đầu như thể chờ điều ấy từ lâu.
Tác giả trải nghiệm lái ca nô ở biển Vân Đồn

Một thoáng Vân Đồn

TP - Tôi đến Vân Đồn (Quảng Ninh) như một khách phương xa, nhưng lại mang tâm thế của kẻ đã thuộc về nơi ấy tự bao giờ. Câu thơ của cụ Nguyễn Trãi gần 600 năm trước khi qua vùng biên cương gấm vóc vang vọng đâu đây, như thúc giục: “Đường Vân Đồn núi rồi lại núi - Kỳ quan này đất nối trời xây”.
Tâm thế cán bộ, nhân dân Tây Nguyên sau sáp nhập

Tâm thế cán bộ, nhân dân Tây Nguyên sau sáp nhập

TPO - Sau nhiều ngày vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền cấp xã mới, không khí tại các địa phương ở Tây Nguyên trở nên sôi động, khẩn trương, đầy kỳ vọng. Sự thay đổi về bộ máy đang kéo theo chuyển động tích cực từ cơ sở, cán bộ gần dân hơn, lắng nghe nhiều hơn. 
Hòn Cấm vẫn uy nghiêm tồn tại hàng trăm năm nay theo kiểu làng trong rừng và rừng giữa làng. Ảnh: Trương Định

Hòn Cấm - báu vật của làng

TP - Từ bao đời nay, ở vùng thượng nguồn sông Kôn của tỉnh Bình Định, đoạn chảy qua thôn Tiên Hòa (xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh) có một cánh rừng không cần rào chắn, không người canh giữ, nhưng vẫn nguyên vẹn.
Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

TP - Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa (xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) còn được biết đến với tên gọi thân thương: làng Gà. Thôn hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".
Nụ cười trẻ thơ ngày chiến thắng tại sân bay Mỹ Tho Ảnh: Trần Nhã

'Tao là nhà báo'!

TP - “Tao là Nhà báo!”. Câu nói đầy khí phách của phóng viên Nguyễn Thanh Long (Sóc Trăng) khi bị thương, sa vào tay địch trong đợt Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 tại Bạc Liêu khiến đối phương phải nể phục. Ông bị đày ra Côn Đảo, trao trả khi có Hiệp định Paris 1973, lại tiếp tục nghề báo đến ngày toàn thắng.