Người Mỹ 'nổi giận' vì cô gái gốc Ấn thành hoa hậu

Người Mỹ 'nổi giận' vì cô gái gốc Ấn thành hoa hậu
TPO - Ngay sau khi cô gái gốc Ấn Độ Nina Davuluri (đại diện cho New York) giành vương miện Hoa hậu Mỹ 2013, một làn sóng 'giận giữ' trên các trang mạng xã hội đã nổ ra xung quanh gốc gác của người đẹp.

Ngay sau khi đăng quang, Nina Davuluri trở thành cái tên được quan tâm nhất trên giới truyền thông bởi cô trở thành người đẹp gốc Ấn đầu tiên giành được ngôi vị Hoa hậu Mỹ trong lịch sử 92 năm của cuộc thi này.

Một 'làn sóng' những bình luận thiếu thiện chí trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là Twitter đã nhắm vào Nina Davuluri sau khi cô trở thành người chiến thắng.

Một người dùng có tên Meredith Talley đã viết trên tài khoản Twitter của mình rằng: "Đây là cuộc thi Hoa hậu Mỹ chứ không phải cuộc thi hoa hậu dành cho người nước ngoài" và ngay lập tức được nhiều người dùng khác chia sẻ lại (share).

Tài khoản của người dùng có tên Kat (@KathrynRyan50) thì lại viết: "Cô ấy thậm chí còn không giống người Mỹ và cô ấy đã giành ngôi Hoa hậu Mỹ". Lời bình luận này sau đó đã được chính Kat xóa khỏi trang Twitter của mình.

Một người dùng khác có tài khoản FoxxiLiberal (@FoxxiLiberal) tự nhận mình là người theo 'chủ nghĩa nhân văn' nhưng lại đưa ra một câu hỏi rất mỉa mai: "Khi nào thì sẽ lại có một phụ nữ da trắng đăng quang Hoa hậu Mỹ?".

Người dùng có tài khoản Matt Haney (@OneProudHonkie) cũng viết lên trên trang cá nhân của mình một câu hỏi đầy châm biếm: "Làm cách nào mà bạn có thể đăng quang Hoa hậu Mỹ trong khi trông bạn chẳng khác gì một nhân viên ở trạm ga xe lửa hoặc một chủ nhà nghỉ?".

Không chỉ 'nổi giận' vì vẻ ngoài đậm chất Ấn Độ của tân hoa hậu Mỹ, các chỉ trích còn nhắm vào vấn đề tôn giáo của cô. "Người ta đã đưa một cô gái đạo Hồi lên làm Hoa hậu Mỹ. Điều này chắc sẽ khiến Obama hạnh phúc. Có vẻ như ông ấy đã giành một phiếu bầu cho việc này" - người dùng có tài khoản Elizabeth (@EJRBuckeye) viết trên trang cá nhân.

Tân hoa hậu vẫn tỏ ra rất cứng rắn trước những chỉ trích gay gắt
Tân hoa hậu vẫn tỏ ra rất cứng rắn trước những chỉ trích gay gắt.

Đối diện với những cáo buộc này, tân Hoa hậu Mỹ vẫn tỏ ra rất cứng rắn và vui mừng trước chiến thắng của mình. Trả lời phỏng vấn trên chương trình truyền hình Good Morning America vào sáng thứ hai vừa qua, Nina cho biết: "Đây là lần đầu tiên điệu múa Bollywood được biểu diễn ở chương trình Hoa hậu Mỹ. Đó là một niềm vinh dự cho bản thân tôi cũng như gia đình và cộng đồng của chúng tôi. Tôi nhớ rằng mình đã bật khóc khi đang biểu diễn giữa chừng. Đó thực sự là một trải nghiệm đáng kinh ngạc và đầy ý nghĩa".

Cô cũng cho biết cảm thấy rất hạnh phúc khi tổ chức Hoa hậu Mỹ đã dần công nhận sự đa dạng về văn hóa. "Tôi thấy mừng vì sẽ có nhiều trẻ em ngồi ở nhà xem chương trình và cảm thấy mình có sự liên kết với tân Hoa hậu Mỹ" - cô nói.

Tân hoa hậu cho biết cô đã nộp đơn xin học vào trường y với sự hỗ trợ của học bổng trị giá 50.000 USD mà ban tổ chức thưởng cho mình. Bố của Nina cũng là bác sỹ và cô hy vọng có thể nối nghiệp cha.

Sau nhiều năm liền tổ chức ở Las Vegas, cuộc thi Hoa hậu Mỹ năm nay đã quay trở lại nơi khai sinh cuộc thi: thành phố Atlantic ở bang New Jersey. Á hậu 1 của cuộc thi cũng là người gốc Á, đó là cô Crystal Lee (thí sinh bang California).

DN
Theo Mail

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.