Nguy cơ xóa sổ di chỉ hơn 3 nghìn năm tuổi tại Hà Nội

Di chỉ Vườn Chuối trải qua 8 lần khai quật nhưng chưa được kiểm kê, xếp hạng
Di chỉ Vườn Chuối trải qua 8 lần khai quật nhưng chưa được kiểm kê, xếp hạng
TPO - PGS.TS. Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học VIệt Nam, nguyên Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia gửi thư ngày 4/12 tới lãnh đạo Thành ủy và UBND TP. Hà Nội, kêu gọi “bảo tồn khẩn cấp khu di chỉ khảo cổ học ở Vườn Chuối” Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội.

Di chỉ hơn 3 nghìn tuổi
Vườn Chuối là di chỉ nằm trong khu phức hợp khảo cổ học có niên đại đặc biệt với thành phố Hà Nội, đánh dấu sự có mặt của con người trên địa bàn Hà Nội ít nhất từ 3.500-2.000 năm cách ngày nay.

Nguy cơ xóa sổ di chỉ hơn 3 nghìn năm tuổi tại Hà Nội ảnh 1 Xương voi châu Á trong hố khai quật chứng tỏ môi trường rung rậm quanh Hà Nội cách nay 3.000 năm
“Nếu xét về mặt văn hóa khảo cổ học trên cả nước thì di chỉ này có niên đại từ giai đoạn muộn của văn hoa Phùng Nguyên cho tới Đồng Đậu, Gò Mun, Đong sơn và sau Đông Sơn”, PGS.TS. Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh. Trong một loạt các di chỉ, di chỉ Vườn Chuối là di chỉ khảo cổ học quan trọng nhất, thuộc đất Lai Xã, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức. Di chỉ này được phát hiện năm 1969, đến nay trải qua 8 đợt khai quật, mới nhất tháng 12/2014.

Nguy cơ biến thành chung cư?

Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Huy, do di chỉ khảo cổ học này chưa được dưa vào danh sách kiểm kê của Ban Quản lý Di tích và danh thắng Hà Nội, chưa được xếp hạng di tích cho nên toàn bộ 19 nghìn m2 này “đã bị quy hoạch vào khu dự án Thăng Long 9”. “Nếu các cơ quan có thẩm quyền không có kế hoạch bảo vệ di chỉ khảo cổ đặc biệt quan trọng này với Hà Nội thì chắc chắn di chỉ Vườn Chuối và các di chỉ khảo cổ lân cận sẽ bị xóa sổ trong tương lai gần”, PGS.TS. Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh.

Nguy cơ xóa sổ di chỉ hơn 3 nghìn năm tuổi tại Hà Nội ảnh 2 Khu di chỉ trở thành nơi tăng gia trồng cây và không có người quản lý

Ông nhắc lại, giai đoạn 2009-2011 khi dự án Thăng Long 9 san lấp mặt bằng đã làm pjats lộ nhiều ngôi mộ tiền sử cùng với đó là phá hủy một phần di chỉ làm hư hại nhiều hiện vật khảo cổ.
PGS. Huy cũng đề xuất thành phố Hà Nội có kế hoạch và biện pháp khẩn cấp để bảo vệ khu di chỉ này, trước hết là lập hồ sơ đánh giá để đưa vào danh mục di tích lịch sử văn hóa cần bảo vệ khẩn cấp, phối hợp với BQL dự án và chủ đầu tư sớm có pương án bảo tồn.

Biên bản khảo sát kiểm tra di chỉ Vườn Chuối giữa đại diện Ban Quản lý Di tích-Danh thắng Hà Nội, cán bộ phòng VHTT huyện Hoài Đức, cán bộ xã lập ngày 5/12 ghi nhận: Toàn bộ di chỉ nằm trong đất dự án, tuy vậy không có công trình xây dựng nào, tuy nhiên một số hộ dân tăng gia trồng cây trên phần đất này. Một số khu vực liền kề vưới di chỉ Vườn Chuối có hiện tượng một số doanh nghiệp đổ một số chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng.

MỚI - NÓNG