PR bằng tình tay ba?

PR bằng tình tay ba?
TP - Những ngày qua chuyện tình tay ba giữa Cát Phượng-Kiều Minh Tuấn- An Nguy làm phiền không ít độc giả. Thế mà giữa cơn bão ồn ào tình cảm, họ lại có tác phẩm ra rạp: “Chú ơi, đừng lấy mẹ con”, có sự tham gia của Kiều Minh Tuấn, An Nguy ra rạp 21/9.

“Mẹ Tuệ” do Cát Phượng (ảnh) thủ vai chính, Kiều Minh Tuấn tham gia dự định ra mắt trong tháng 10. Cho nên, kể cả các nhân vật tạo ồn ào có thanh minh không dùng chuyện tình cảm để PR cho phim thì cũng khó thuyết phục được khán giả.

Chuyện tình tay ba trong giới showbiz vốn không hiếm lâu nay. Trước khi xuất hiện bộ ba Cát Phượng- Kiều Minh Tuấn- An Nguy, làng giải trí đã có những bộ ba “đình đám” khác:  Nhã Phương- Trường Giang- Nam Em; Linh Chi-Lâm Vinh Hải- Lý Phương Châu; Chí Nhân- Thu Quỳnh- Minh Hà MC…Hầu hết những cuộc tình tay ba đều gây tổn thương cho hình ảnh người nổi tiếng. Chỉ có một số ít nhận sự đồng cảm từ khán giả như trường hợp Thu Quỳnh trong mối quan hệ với chồng cũ Chí Nhân. Dù nhận trái đắng nhưng đúng như người đẹp Khánh My nhận xét: Chuyện tình tay ba trong giới giải trí chưa bao giờ giảm bớt về số lượng. Nhưng nếu dùng tình tay ba như một “chiêu trò” để gây chú ý, lại là một sai lầm của nghệ sỹ. Bởi đó là một “chiêu cũ” không đủ lôi kéo khán giả, thậm chí có những người còn dọa tẩy chay những nghệ sỹ, những tác phẩm liên đới đến tình tay ba. Trở lại chuyện tình tay ba giữa Cát Phượng- Kiều Minh Tuấn- An Nguy, dù thực hay hư, thì cái giá phải trả của Cát Phượng- Kiều Minh Tuấn  không rẻ. Họ mất công dệt một chuyện tình lệch tuổi tác gây thiện cảm với “thượng đế”. Giờ với ồn ào này, chuyện tình lệch tuổi bỗng trở thành câu chuyện đùa trong ánh nhìn dư luận.

Chỉ tiếc cho những nhà viết kịch bản phim truyền hình Việt chưa quan tâm đến đề tài màu mỡ này trong showbiz để cứ phải mua kịch bản ở nước nọ, nước kia về Việt hóa, vừa tốn kém lại vừa bị chê sao những người làm phim của ta cứ thích vay mượn?

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.