Văn hóa khen thưởng

Văn hóa khen thưởng
TP - Cơ quan X tổ chức “Hội thi cán bộ làm công tác dân vận khéo”. Có 12 thí sinh dự thi.  Cơ cấu giải thưởng gồm 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 6 giải khuyến khích, tổng cộng 12 giải, tức là ai  dự thi thì đều có giải thưởng.

Mục đích của hội thi nhằm nâng cao nhận thức, giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm là chính. Theo tôi, việc cơ cấu giải thưởng như vậy cũng là bình thường trong các cuộc thi mang tính chất tuyên truyền.

Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, thí sinh nhiệt tình tham gia thi  là đã xứng đáng nhận giải rồi. Tôi chỉ muốn nói cách trao giải thưởng của Ban tổ chức.

Mỗi giải thưởng đều kèm theo một giấy khen và một số tiền thưởng tương ứng. Còn giấy khen là để ghi nhận thành tích, khen thưởng về mặt tinh thần.

Thế nhưng Ban tổ chức lại trao giấy khen mang tính phân biệt. Sáu giấy khen trao cho giải khuyến khích chỉ là mảnh giấy khen trần trụi mà không được lồng trong khung.

Chỉ từ giải ba trở lên giấy khen mới được vinh dự ấy dù cho về hình thức chúng giống nhau, đều do thủ trưởng đơn vị ký tặng. Sao có sự  phân biệt đối xử như vậy ?

Người được nhận giải khuyến khích không vui không phải vì đạt giải thấp mà vì cách trao giải . Người ta cảm thấy tủi thân với hai chữ “khuyến khích”…Có người nhận xong cuộn tròn lại, có người gấp tư bỏ vào cốp xe… Tự ban tổ chức hội thi làm giảm uy tín giải thưởng do mình trao tặng.

Của cho không bằng cách cho, cha ông ta đã dạy như vậy. Phải chăng cơ quan X không đủ tiền mua khung giấy khen cho tất cả giải thưởng ? Hay do “văn hóa khen thưởng” bị xem nhẹ. Đó là chưa nói việc làm đó còn vi phạm quy định của Chính phủ (quy định tại  khoản 2, điều 67, Nghị định 121 ngày 30/9/2005).

Thùy Hương
Phú Yên

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.