VCPMC thu hơn 100 tỷ bản quyền âm nhạc năm 2018

Nhạc sỹ Đinh Trung Cẩn, Tổng Giám đốc VCPMC thông báo kết quả hoạt động năm 2018
Nhạc sỹ Đinh Trung Cẩn, Tổng Giám đốc VCPMC thông báo kết quả hoạt động năm 2018
TPO - Trong Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2018 và Triển khai kế hoạch hoạt động 2019, Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) thông báo con số tiền thu bản quyền lên tới hơn 100 tỷ đồng.

Năm 2018 VCPMC thu được hơn 110 tỷ đồng tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc, tăng 25% so với năm 2017. Trung tâm phân phối, chi trả đến các chủ sở hữu quyền tác giả là hơn 56 tỷ đồng.
Tổng Giám đốc VCPMC, nhạc sỹ Đinh Trung Cẩn cho biết năm 2018 VCPMC ghi nhận nhiều tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ủy quyền cho VCPMC đại diện quản lý, khai thác và bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Hiện Trung tâm đại diện cho gần 4.000 thành viên là tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả.

Nhạc sĩ nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam ghi nhận thành công của tập thể cán bộ VCPMC. Ông nói rằng bảo vệ tác quyền âm nhạc là cuộc đấu tranh lâu dài, cần có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước và toàn xã hội.

Bên cạnh những tín hiệu tích cực, trong quá trình triển khai thực thi quyền tác giả âm nhạc, VCPMC còn gặp những khó khăn nhất định. Nói rõ hơn về điều này, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, Tổng Giám đốc VCPMC: “Bên cạnh các đơn vị nghiêm túc thực hiện quyền tác giả, vẫn còn nhiều tổ chức, cá nhân chưa có ý thức và nhận thức đầy đủ trong việc thực hiện nghĩa vụ về quyền tác giả,. Điều này thể hiện ở việc không thực hiện hoặc đối phó, chờ nếu có kiểm tra, xử phạt mới thực hiện hoặc tìm cách để không phải trả tiền bản quyền”.

Không chỉ từ phía các đơn vị sử dụng, lãnh đạo VCPMC nói rằng một số tác giả vẫn chưa chú trọng đúng mức trong việc bảo vệ cũng như khai thác quyền tài sản đối với các tác phẩm. Cụ thể, một số trường hợp tác giả tuy chính thức ký hợp đồng ủy thác với VCPMC để khai thác quyền tác giả ở tất cả các lĩnh vực nhưng lại vẫn tiếp tục ký hợp đồng với các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác. Việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của chính các tác giả, đồng thời gây khó khăn cho VCPMC trong quá trình cấp phép, làm việc, đàm phán với các đơn vị sử dụng âm nhạc.

Một trong những vụ việc rắc rối VCPMC chính là việc Sky Music, Vigo trực tiếp gây ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của tác giả, hoạt động của VCPMC cũng như công tác phối hợp thực thi bảo hộ quyền tác giả giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan. VCPMC ước tính thiệt hại xâm phạm bản quyền do Sky Music gây ra khoảng 3,3 tỷ đồng.

Một trong những sự thay đổi của VCPMC trong năm 2019 là việc đầu tư giao diện mới cho website của Trung tâm tại địa chỉ vcpmc.org. Website với giao diện mới này sẽ chính thức hoạt động từ tháng 2/2019. Theo đó mỗi tác giả có tài khoản riêng, có tiện ích để các tác giả trực tiếp theo dõi mức sử dụng và tiền tác quyền.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.