Võ tướng Triệu Tử Long phiên bản mới bị chê thiếu khí phách

Chuyện tình yêu được khai thác nhiều trong "Võ thần Triệu Tử Long".
Chuyện tình yêu được khai thác nhiều trong "Võ thần Triệu Tử Long".
Hình ảnh danh tướng thời Tam Quốc do Lâm Canh Tân thể hiện nhận nhiều ý kiến phê bình từ chuyên gia cũng như khán giả.

Triệu Vân, tự Tử Long là danh tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Ông là người góp công lớn vào việc lập nên nhà Thục Hán.

Trong Vân biệt truyện - cuốn sách ghi chép về cuộc đời Triệu Vân - có đoạn miêu tả: "Triệu Vân người cao tám thước, vẻ ngoài uy dũng". Theo QQ, tám thước thời nhà Hán tương đương chiều cao 1,88 m ngày nay. Về năng lực, Vân biệt truyện cũng như sử liệu Tam Quốc chí hay tiểu thuyết lịch sử Tam Quốc diễn nghĩa đều miêu tả ông uy phong lẫm liệt, có tài thao lược. Trong các bộ phim trước đây, Triệu Tử Long cũng thường được xây dựng với hình ảnh anh dũng, mạnh mẽ.

Lâm Canh Tân là tài tử đóng Triệu Vân phiên bản mới nhất, trong phim truyền hình Võ thần Triệu Tử Long. Nam diễn viên đối diện nhiều lời chê về diễn xuất. "Biểu cảm của Lâm Canh Tân, cho dù là vui vẻ, tức giận hay nghiêm nghị, kinh ngạc... hầu như chỉ thấy mở to mắt, nhíu mày, rất khó tìm thấy biểu cảm khác", Sohu bình luận.

Nhiều cảnh đấu võ, luyện võ của Triệu Tử Long cũng được tái hiện đẹp một cách lãng mạn mà thiếu đi sự thô ráp, dứt khoát và mạnh mẽ của một dũng tướng. Ngoài ra trong nhiều cảnh giao đấu, khán giả nhận ra Lâm Canh Tân không trực tiếp đánh mà là diễn viên đóng thế.

Võ tướng Triệu Tử Long phiên bản mới bị chê thiếu khí phách ảnh 1

Chuyện tình yêu được khai thác nhiều trong "Võ thần Triệu Tử Long".

Thay vào đó, Triệu Vân trong phim mới vướng phải những mối quan hệ tình ái phức tạp. "Phải đến 80% cô gái trong phim đem lòng yêu chàng", Ifeng viết. Xoay quanh Triệu Tử Long là Hạ Hầu Khinh Y, Mã Ngọc Nhu (đều do người đẹp Hàn Quốc Yoona thủ vai), Công Tôn Bảo Nguyệt (con của Công Tôn Toản) hay Lý Phi Yến. Người thì yêu thầm, người thì chủ động theo đuổi chàng.

Kịch bản, tính logic của phim cũng đối diện nhiều bàn tán. Một trong những đoạn gây ồn ào nhất là Triệu Tử Long và Hạ Hầu Khinh Y cưỡi ngựa đi dưới lòng hồ. Triệu Tử Long hô hấp nhân tạo cho Khinh Y. Ngoài ra, khán giả nhận xét kỹ xảo phim được xử lý cẩu thả, không chân thực. Cảnh phim cũng được dựng sơ sài, nhiều cảnh lộ rõ cây, hoa lá... bằng nhựa.

Theo nhà biên kịch Trương Phương, hình tượng nhân vật lịch sử có thể được thay đổi qua từng thời kỳ. Nhìn tổng thể, phim Võ thần Triệu Tử Long có những đặc điểm: trang phục theo xu hướng trò chơi điện tử ứng dụng hóa (Gamification), vẻ ngoài tuấn tú, mỹ miều hơn, cốt truyện dàn trải và hiện đại hóa. Vì thế, phim có thể làm hài lòng một bộ phận người xem trẻ tuổi.

"Từ Triệu Vân trong Võ thần Triệu Tử Long có thể thấy, hình tượng Triệu Vân ngày nay dần được hoàn mỹ hóa. Nhưng làm cho quá hoàn mỹ lại trở thành không hoàn mỹ, đó chính là điểm bất ổn trong việc xây dựng hình tượng Triệu Vân. Nếu một người đàn ông chỉ có thể được miêu tả bằng bốn chữ 'bạch mã hoàng tử' thì anh ta chỉ tồn tại trong thế giới cổ tích mà thôi", nhà biên kịch Trương Phương bình luận.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.