13 sinh viên Việt Nam bị lừa đảo ở Singapore

13 sinh viên Việt Nam bị lừa đảo ở Singapore
TP - Báo The Straits Times và AsiaOne (Singapore) vừa có bài viết về vụ 13 sinh viên Việt Nam bị môi giới lừa sang Singapore học tập và làm việc. Đây được xem là lời cảnh báo đối với nhiều bạn trẻ.
13 sinh viên Việt Nam bị lừa đảo ở Singapore ảnh 1
Các sinh viên Việt Nam bị lừa ở Singapore

13 sinh viên Việt Nam phải trả 9.600 đô la mỗi người sau khi được hứa sẽ có visa trong 3 năm để làm việc và học tập tại Singapore. Tuy nhiên, khi đến đây vào tháng 8, họ mới biết luật pháp (Singapore) cấm làm việc ở đây.

Họ còn phát hiện rằng khoá học tại Trường Nghiên cứu Thương mại Stamford - nơi đã được Trường CaseTrust chứng thực - chỉ kéo dài trong 1 năm với chi phí 5.300 đô la.

Điều tệ hại hơn là điều kiện sống của họ thật tù túng: Cả 13 người sống trong một căn phòng ở đường Rowell được bố trí bởi người môi giới Việt Nam thuộc Cty Tư vấn du học và xây dựng. Nhân vật này đã mất liên lạc kể từ đó.

Hiệp hội Khách hàng Singapore cho biết đã giải quyết 120 vụ việc của ngành công nghiệp giáo dục liên quan đến các tay môi giới và trường tư thục vào năm 2007. Tính tới tháng 9/2008, con số này đã lên tới 124 vụ.

Ông Velayudham C, quan chức trường Stamford, cho biết đã nghe về tình cảnh của nhóm sinh viên Việt Nam cách đây 2 tuần. Ông Velayudham cũng nói rằng đã nỗ lực liên lạc với môi giới Việt Nam, người đang cầm của ông 20.000 đô la tiền lệ phí của 10 trong 13 sinh viên. Theo ông Velayudham, trước đây người môi giới này đã giới thiệu cho trường 2 sinh viên, nhưng không có vướng mắc gì.

Ông Velayudham sẵn sàng cho 13 sinh viên Việt Nam tiếp tục theo học tại trường. Ông Velayudham còn mua một số thứ cho nhóm sinh viên Việt Nam và cứ 3 ngày lại giúp họ khoản tiền 50 đô la. Tuy nhiên, quan chức của trường Stamford cho biết ông không thể làm điều này mãi. Cuối tuần qua, ông Velayudham cũng đã tới Hà Nội để nói chuyện với phụ huynh của các sinh viên.

Các trường tư thục khác ở Singapore cũng từng vấp phải vụ việc tương tự với môi giới nước ngoài, những người thường hứa sai sự thật với sinh viên.

Phát ngôn viên Viện Quản lý Đông Á Mark Chua lấy ví dụ về việc các môi giới thường hứa rằng điều kiện sống rất thoải mái, nhưng thực ra nơi sinh viên sống không được như mong đợi. Trường hợp của 13 sinh viên Việt Nam cũng là một ví dụ khi họ chen chúc trong căn phòng chật hẹp với 2 chiếc giường ngủ.

Trong số 13 sinh viên Việt Nam chỉ còn 4 người vẫn ở lại Singapore. Vào cuối tuần qua, trường đã chi tiền cho 6 người trở về nước. Ba sinh viên khác cũng rời Singapore trước đó.

Cô Tu Thi Hoi, 24 tuổi, tâm sự với tờ The Straits Times rằng bố mẹ là nông dân và chị gái đã chi tiền để cô sang đây học, làm việc. Cô hi vọng có thể tiếp tục học cho tới khi nhận được giấy phép làm việc. “Tôi không biết điều gì sẽ đến, nhưng tôi chưa muốn về nhà. Tôi muốn một công việc ở đây”, Hoi tâm sự. 

D.H dịch

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.