Hiện thực hóa lớp học đa năng ở Tà Xi Láng

Lớp học ở Tà Xi Láng
Lớp học ở Tà Xi Láng
TP - Con đường độc đạo khúc khuỷu với một bên vách đá dựng đứng, một bên vực sâu thăm thẳm dẫn chúng tôi đến xã Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.

> Ước mơ đẹp giữa mênh mông ruộng đồng

Lớp học ở Tà Xi Láng
Lớp học ở Tà Xi Láng.

Đây cũng chính là con đường mà hàng trăm học sinh xã miền núi này hằng ngày vất vả, khó nhọc vượt qua để đến trường.

Lớp học trong giá rét

Theo chân những em học sinh Mông quần áo lấm lem, với những nụ cười hồn nhiên trên khuôn mặt, chúng tôi đến thăm điểm Chống Chùa – một trong 4 điểm trường của Tà Xi Láng. Ở độ cao 1.600m so với mực nước biển, điểm Chống Chùa quanh năm chìm trong sương mù. Không khí lạnh đặc trưng của miền núi phía bắc luồn qua những khe hở giữa những tấm tôn mỏng của phòng học lắp ghép khiến các em học sinh trong những bộ quần áo phong phanh không khỏi run lên vì lạnh.

Nhiệt độ ở đây có khi xuống chỉ còn 5 độ C và những lớp học lắp ghép tạm bợ không thể ngăn giá rét. Điểm trường chính cũng không khá hơn là bao với dãy nhà gỗ lắp ghép, mái lợp tôn. Thầy hiệu trưởng Nguyễn Hữu Hòa gọi đây là những “ lớp học đa năng” vì phòng không chỉ dành cho việc học vào buổi sáng và chiều, mà còn là nơi ăn, ngủ của học sinh vào buổi tối.

Nắm tay vượt qua thử thách

Giữa bạt ngàn rừng núi, cùng học hành, ăn ở tại chỗ, thầy trò trường Tà Xi Láng đùm bọc nhau như một đại gia đình. Điểm trường chính có vài khu vườn nhỏ chỉ trồng duy nhất một loại cải vì chỉ có rau cải mới sống được trong điều kiện mùa đông sương giá, mùa khô lại thiếu nước trầm trọng nơi đây. Vào mùa khô, các giáo viên thường phải đi bộ 3,4 km cõng nước về phục vụ sinh hoạt. Sau giờ học, các em học sinh vào rừng kiếm củi, ra suối bắt cá về cải thiện bữa ăn.

Cả thầy và trò đều phải mang lương khô, gạo mắm đến trường phòng khi những ngày mưa gió không thể đi lại do đường sá sạt lở, trơn trượt. Phòng ở dành cho giáo viên cũng xây dựng tạm bợ. 10 giáo viên nằm ghép trên 6 cái giường và soạn giáo án với những chiếc bàn xếp đặt trên giường.

Tuy điều kiện sống khó khăn nhưng nhiệt huyết dạy và học của thầy và trò không hề suy giảm. Bất kể mưa nắng, mỗi ngày hai lần, thầy hiệu trưởng lại vượt đèo dốc hiểm trở đến điểm bắt sóng internet 3G duy nhất trên đỉnh núi cheo leo để cập nhật và báo cáo thông tin bằng chiếc laptop cũ kỹ mà đến bàn phím cũng đã rơi rụng nhiều.

Hàng đêm dưới ánh sáng yếu ớt của đèn pin, em Sùng A Dơ vẫn miệt mài bên những bài toán dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy chủ nhiệm, mặc cho cái ăn vẫn chưa đủ no, cái mặc vẫn chưa đủ ấm.

Chứng kiến hoàn cảnh và nghị lực của thầy trò trường điểm trường nơi đây, những người trong đoàn khảo sát chương trình Đèn Đom Đóm của Cô Gái Hà Lan, chỉ mong sao có được những “lớp học đa năng” đúng nghĩa để các em học sinh nghèo miền núi không phải học tập trong giá rét và để ước mơ của các em có thể vượt qua những vách đá cao sững ở Tà Xi Láng.

Những thước phim về trường Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái trong chương trình Truyền hình thực tế Đèn Đom Đóm phát sóng trên kênh VTV2 lúc 19h50 ngày 29-11 và phát lại trên kênh VTV3 lúc 8h30 ngày 4-12 sẽ đem đến cho bạn những hình ảnh rõ nét nhất về khó khăn mà thầy và trò xã miền núi phía bắc này đang phải đối mặt.

Chương trình Đèn Đom Đóm luôn cần sự chung tay của bạn để tiếp nối hành trình hơn “20,000 học bổng được trao và 8 ngôi trường đã được xây mới” bằng cách nhắn tin “DDD 07” để đóng góp cho trường hoặc “DDD” cho chương trình gởi đến 8751.

Bạn cũng có thể liên hệ và gửi đóng góp trực tiếp (tiền, vật chất…) về: Chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm với số tài khoản (VND): 0021100129008, (USD): 0021100466004 - Ngân hàng TMCP Quân Đội (Sở giao dịch Hà Nội) hoặc Ban Khoa Giáo Đài TH Việt Nam, số 43 - Nguyễn Chí Thanh - Ba Đình - Hà Nội. ĐT: (04) 38318655.

Bạn cũng có thể giới thiệu đề cử các trường hoặc học sinh khó khăn, cần sự giúp đỡ của cộng đồng qua website www.dendomdom.com.vn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.