Thí sinh “né” các trường top trên

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TPO - Theo lãnh đạo của nhiều Sở GD&ĐT, năm nay nhiều thí sinh đã biết lựa sức mình khi “né” các trường top trên với điểm chuẩn cao. Trường đại học top giữa, đại học vùng “hút” thí sinh.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Trường đại học top giữa “bội thu” hồ sơ

Theo thống kê của nhiều Sở GD&ĐT, lượng hồ sơ đăng ký dự thi năm nay vào các trường ĐH Công nghiệp, ĐH Nông nghiệp, ĐH Lâm nghiệp,…và các trường đại học vùng rất đông.

Trong khi đó, các trường đại học top trên có điểm chuẩn cao như ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Ngoại thương,… lại có số lượng hồ sơ đăng ký dự thi khá khiêm tốn.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường trong tỉnh là nhiều nhất: Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc có tới 2.444 hồ sơ trong tổng số 24.529 hồ sơ; đông nhất là ĐH Sư phạm Hà Nội 2: 2500 hồ sơ.

Các trường top trên có lượng hồ sơ ít ỏi hơn. Cụ thể: Học viện Bưu chính Viễn thông có 152 hồ sơ, ĐH Giao thông Vận tải: 472 hồ sơ, ĐH Lâm Nghiệp: 338 hồ sơ, ĐH Xây dựng: 369 hồ sơ, ĐH Y Hà Nội: 255 hồ sơ.

ĐH Công nghiệp Hà Nội cũng có lượng hồ sơ khá đông là 2.069 hồ sơ. Các trường như Học viện Hàng Không: 1 hồ sơ, ĐH Hồng Đức: 4 hồ sơ, ĐH Giao thông Vận tải TPHCM chỉ có 7 hồ sơ và ĐH Bách Khoa TPHCM chỉ có 1 hồ sơ đăng ký.

Tại Sở GD&ĐT Ninh Bình thì số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường top giữa có điểm chuẩn không cao chiếm nhiều nhất. Cụ thể, ĐH Công nghiệp có hơn 2.000 hồ sơ đăng ký dự thi.

Sở Gd&ĐT Hải Phòng cho biết, trong tổng số 39.318 hồ sơ thì thí sinh lựa chọn đông nhất là ĐH Hải Phòng với 9.300 hồ sơ, tiếp đến là ĐH Hàng Hải với 7.500 hồ sơ, ĐH Y Hải Phòng là 3.200 hồ sơ.

Thống kê của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào ĐH Hồng Đức là 8.098 hồ sơ, ĐH Công nghiệp hà Nội là 9.592 hồ sơ, tiếp đến là ĐH Nông nghiệp Hà Nội với 6.131 hồ sơ.

Tương tự, Sở Gd&ĐT Điện Biên thì lượng thí sinh đăng ký hồ sơ vào đại học vùng chiếm đại đa số. Trong số 7.694 hồ sơ đăng ký thì có tới 1.922 hồ sơ đăng ký vào ĐH Tây Bắc, Cao đẳng Sư phạm Điện Biên là 1.922 hồ sơ.

Là một vùng phía Bắc, Sở GD&ĐT Lao Châu chỉ nhận được 2.945 hồ sơ đăng ký trong đó có hơn 500 thí sinh đăng ký dự thi vào ĐH Tây Bắc, ĐH Thái Nguyên là hơn 300 hồ sơ, ĐH Nông nghiệp là hơn 200 hồ sơ.

Theo bà Lê Thị Thủy- Phòng giáo dục thường xuyên chuyên nghiệp Lai Châu thì thí sinh đăng ký vào các trường lâm nghiệp, nông nghiệp, đại học vùng chiếm kha khá vì điểm chuẩn không cao, các trường top trên điểm chuẩn cao các thí sinh thường sợ.

Sở GD&ĐT Hưng Yên nhận được 27.659 hồ sơ thì trường mà thí sinh đăng ký nhiều nhất là ĐH Nông Nghiệp Hà Nội với 3.679 hồ sơ, tiếp đến là ĐH Công nghiệp Hà Nội nhận được 2.801 hồ sơ, CĐ Tài chính- Quản trị kinh doanh là 2.433 hồ sơ.

Sở Gd&ĐT Hà Nam thì lượng hồ sơ đăng ký vào ĐH Hà Nam đông với 665 hồ sơ, ĐH Công nghiệp Hà Nội nhận được đông nhất là 2.595 hồ sơ.

Thí sinh “sợ” trường điểm cao

Tại Sở GD&ĐT Thanh Hóa, trong khi có cả gần 10.000 hồ sơ đăng ký vào trường ĐH vùng là ĐH Hồng Đức thì các trường có điểm chuẩn cao lại không hút thí sinh. ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội chỉ có 1.969 hồ sơ đăng ký, ĐH Y Hà Nội: 1.635 hồ sơ, ĐH Xây dựng Hà Nội là 1.592 hồ sơ.

Theo thống kê của Sở Gd&ĐT Thanh Hóa thì có tới 19 trường chỉ có một hồ sơ đăng ký.

Tại Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên, trong tổng số gần 30.000 hồ sơ thì trường ĐH Thương Mại chỉ có khoảng 1.000 hồ sơ đăng ký dự thi.

Tương tự, Sở GD&ĐT Hà Nam chỉ có 558 hồ sơ đăng ký vào ĐH Bách Khoa Hà Nội; 174 hồ sơ đăng ký vào CĐ Y tế Hà Nội, ĐH Điện lực có 324 hồ sơ, HV Tài chíh có 285 hồ sơ, ĐH Kinh tế quốc dân: 359 hồ sơ, ĐH Mỏ địa chát: 412 hồ sơ, ĐH Luật Hà Nội: 236 hồ sơ, ĐH Công đoàn: 489 hồ sơ.

ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn chỉ nhận được lần lượt là 3 và 5 hồ sơ.

Trong khi đó, các trường điểm chuẩn thấp hơn như ĐH Điều dưỡng Nam định có 268 hồ sơ; ĐH sư phạm HN: 498 hồ sơ, ĐH sư phạm HN 2: 201 hồ sơ, ĐH Thủy lợi Phía Bắc: 489 hồ sơ, ĐH Y Thái Bình: 266 hồ sơ, ĐH Xây dựng Hà nội: 411 hồ sơ.

Tương tự, tại Sở Gd&ĐT Hòa Bình, các trường có điểm chuẩn cao, các trường thuộc khối ngành kinh tế nhưng không có nhiều thí sinh đăng ký. Cụ thể, ĐH Ngoại thương chỉ có 109 hồ sơ, ĐH Thương Mại: 202 hồ sơ, Học viện Tài chính: 115 hồ sơ.

Tại sở GD&ĐT Vĩnh Phúc thì các trường top trên cũng không hút thí sinh. Chỉ cso 389 hồ sơ đăng ký vào ĐH Bách Khoa Hà Nội, Học viện Bưu chính viễn thông: 152 hồ sơ. Trong đó, nhiều trường chỉ có dưới 10 hồ sơ đăng ký dự thi.

Các trường cao đẳng năm nay cũng có lượng hồ sơ đăng ký không nhiều. Tại Sở GD&ĐT Hà Nam, nhiều trường cao đẳng chỉ nhận được 1 hồ sơ đăng ký như: Cao đẳng Hải Dương, CĐ Kinh tế- Kĩ thuật, CĐ Kinh tế kĩ thuật Phú Thọ, CĐ Thống kê,…

Lý giải cho việc nhiều trường thuộc khối ngành kinh tế nhưng nhiều thí sinh năm nay không mặn mà, ông Đoàn Quốc Tuấn- trưởng phòng giao dục chuyên nghiệp sở GD&ĐT Hòa Bình cho biết, do công tác tư vấn tuyển sinh tốt, nhiều thí sinh đã biết đăng ký theo đúng năng lực và lượng sức mình. Năm nay, lượng thí sinh vào khối Nông- Lâm nghiệp đã tăng đáng kể

Trong khi đó, các trường ĐH Kinh tế, ĐH Ngoại thương nhiều ngành lên tới 25-25 điểm thì khó vào, chủ yếu các em ở khu vực thành thị và trường chuyên còn ở tỉnh Hoàn Bình thì nhiều thí sinh… “né”- ông Tuấn cho biết.

Theo Viết
MỚI - NÓNG