Nhiều cơ hội cho thí sinh trong xét tuyển

Nhiều cơ hội cho thí sinh trong xét tuyển
Dù Bộ GD-ĐT chưa công bố điểm sàn, nhưng dựa trên kết quả thi và tổng chỉ tiêu được giao, các trường đều có những dự kiến về kế hoạch xét tuyển.

Nhiều cơ hội cho thí sinh trong xét tuyển

> Mỗi trường xét tuyển một kiểu

Dù Bộ GD-ĐT chưa công bố điểm sàn, nhưng dựa trên kết quả thi và tổng chỉ tiêu được giao, các trường đều có những dự kiến về kế hoạch xét tuyển.

Vẫn còn nhiều cơ hội cho thí sinh sau NV1. Trong ảnh: thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường ĐH Tôn Đức Thắng năm 2011. Ảnh: Đ.N.T
Vẫn còn nhiều cơ hội cho thí sinh sau NV1. Trong ảnh: thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường ĐH Tôn Đức Thắng năm 2011. Ảnh: Đ.N.T .

Thạc sĩ Tạ Quang Lâm, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết: “Sẽ không có nhiều thay đổi về chỉ tiêu và ngành xét tuyển. Theo đó, trường sẽ dành khoảng 20% chỉ tiêu xét tuyển bổ sung, chủ yếu sẽ dành cho những ngành đặc thù như: sư phạm tiếng Nga, giáo dục an ninh quốc phòng. Một số ngành dự kiến xét ít chỉ tiêu hơn là: sư phạm tiếng Pháp, sư phạm tiếng Trung, quốc tế học, Việt Nam học…”.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, thông tin: “Trường dự kiến xét tuyển khoảng 15 - 20% chỉ tiêu cho khoảng 10/21 ngành của trường.

Về cơ bản các ngành xét tuyển sẽ như năm 2011, riêng hai ngành công nghệ môi trường và công nghệ thực phẩm năm nay bắt đầu tuyển sinh thêm khối B bên cạnh khối A, là hai ngành có lượng TS tăng vọt với tỷ lệ chọi lên tới 20 TS/chỉ tiêu. Do vậy, khả năng năm nay hai ngành này không phải xét tuyển”.

Lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng cho biết sẽ không xét tuyển bậc ĐH, chỉ xét tuyển 150 chỉ tiêu bậc CĐ ngành bảo dưỡng công nghiệp. Trường chỉ nhận giấy chứng nhận kết quả thi bản gốc tới ngày 30.8. Tuy xét tuyển cho bậc CĐ nhưng chỉ lấy kết quả thi ĐH khối A và A1, không có điểm 0 và tổng điểm phải cao hơn điểm sàn CĐ của Bộ.

Ông Thái Doãn Thanh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cũng cho biết: “Trường sẽ dành 1.300 chỉ tiêu xét tuyển bậc ĐH với mức điểm xét bằng điểm chuẩn NV1.

Theo đó, dự kiến điểm chuẩn NV1 một số ngành sẽ trên mức sàn như: công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, công nghệ kỹ thuật hóa học.

Một số ngành dự kiến bằng mức sàn như: công nghệ chế biến thủy sản, công nghệ kỹ thuật môi trường, công nghệ chế tạo máy, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng”.

Ở các trường ngoài công lập chỉ tiêu rất lớn nhưng ở NV1 nhà trường chưa tuyển được bao nhiêu, vì thế hầu hết trường nào cũng xét tuyển bổ sung. Thạc sĩ Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, cho hay: “Trường sẽ dành 50% trong số tổng chỉ tiêu 2.400 để xét tuyển cho tất cả các ngành, với mức điểm dự kiến bằng mức sàn của Bộ”. Trường sẽ công bố kết quả xét tuyển liên tục trong nhiều đợt.

Trong khi đó, lãnh đạo Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM cho biết sẽ xét tuyển tất cả các ngành bậc, với mức điểm bằng điểm sàn. Thí sinh được phép rút hồ sơ xét tuyển đến ngày 25.11 nhưng trường không trả lại lệ phí xét tuyển khi rút hồ sơ.

Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng xét tuyển 4.400 chỉ tiêu ở các bậc học, với điểm xét dự kiến bằng điểm sàn của Bộ. Trong đó, thời gian xét tuyển từ khi thí sinh nhận được giấy chứng nhận kết quả thi tới 30-9, nếu còn chỉ tiêu tiếp tục xét tuyển. Trường chỉ nhận giấy chứng nhận kết quả thi bản gốc, cho thí sinh rút hồ sơ xét tuyển trước 10 ngày khi kết thúc đợt xét tuyển và không hạn chế số lần rút hồ sơ.

Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, tiến sĩ Phan Ngọc Minh - Trưởng phòng Đào tạo, cho hay: “Chỉ tiêu năm nay của trường giảm một nửa so với năm ngoái (giảm từ 2.600 xuống còn 1.300 cả bậc ĐH và CĐ), trong khi số TS đăng ký dự thi vẫn ở mức tương đương. Thêm nữa, năm nay điểm thi của trường cao hơn năm trước nên chỉ xét tuyển thêm đợt 2 ngành hệ thống thông tin quản lý 35 chỉ tiêu với điểm xét từ 16 điểm và tài chính ngân hàng bậc CĐ 100 chỉ tiêu với điểm xét từ 14,5 trở lên”.

Không xét tuyển

Thạc sĩ Ngô Đức Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Luật TP.HCM, cho biết chỉ tiêu của trường năm nay là 1.500 (giảm 300 chỉ tiêu so với năm 2011), trong khi số thí sinh đăng ký dự thi tăng thêm 30% so với năm 2011, với điểm thi nhỉnh hơn nên có khả năng trường sẽ không xét tuyển.

Còn thạc sĩ Ninh Quang Thăng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, cho biết khả năng năm nay trường không cần xét tuyển.

Theo Hà Ánh
Thanh Niên

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.