Khoảng 200.000 thí sinh trúng tuyển NV1

Khoảng 200.000 thí sinh trúng tuyển NV1
TPO- Sáng 8-8, Hội đồng xét duyệt điểm sàn đã họp và công bố mức điểm sàn chính thức của kỳ thi ĐH, CĐ năm 2012.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo đó, điểm sàn các khối A, A1: 13,0 điểm; khối B: 14,0 điểm; khối C: 14,5 điểm và khối D: 13,5 điểm (chưa tính điểm nhân hệ số môn ngoại ngữ). Đây là mức điểm sàn dành cho thí sinh ở khu vực 3, chưa tính điểm ưu tiên.

Điểm sàn hệ cao đẳng đối với khối A, A1 là 10; khối B là 11; khối C là 11,5 và khối D là 10,5 (chưa tính điểm nhân hệ số môn ngoại ngữ).

Với mức điểm sàn vừa được Bộ GD&ĐT công bố sáng nay, có khoảng 218.000 thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 (NV1).

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, điểm sàn nói trên được xác định sau khi cân nhắc tất cả các nguyên tắc, trong đó gồm có quy hoạch phát triển nhân lực đến năm 2020 đã được phê duyệt, chỉ tiêu tuyển sinh và kết quả thi tuyển của thí sinh cũng như cơ cấu nhân lực các vùng miền…

Thứ trưởng Ga cũng cho biết thêm, năm nay, đối với khối A, B, điểm sàn tương đương năm ngoái, riêng khối C và D, mỗi khối tăng lên 0,5 điểm. Với mức điểm này, hệ số dư – hệ số dịch chuyển của thí sinh cao hơn năm ngoái.

Cụ thể, với điểm sàn trên, số thí sinh khối A đạt từ sàn trở lên gấp 1,8 lần chỉ tiêu, khối B gấp 10 lần chỉ tiêu, khối C, D gấp gần 3 lần so với chỉ tiêu; khối A1 số thí sinh đạt từ sàn trở lên chỉ gấp 1,1 lần so với chỉ tiêu.

Dồi dào nguồn tuyển

Với mức điểm sàn như năm nay, nhiều trường nhất là các trường ngoài công lập vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, những năm trước, các trường không tuyển đủ chỉ tiêu do quy định về xét tuyển. Thí chỉ được hai cơ hội xét tuyển, còn các trường chỉ có hai đợt.

Năm nay, Bộ có cơ chế mềm dẻo hơn, không giới hạn số nguyện vọng và không giới hạn các đợt xét tuyển cũng như thời gian xét tuyển. Bộ cũng không quy định điểm trúng tuyển lần sau cao hơn lần trước. Điều đó sẽ giúp các trường và thí sinh có nhiều cơ hội, đảm bảo những thí sinh đủ điểm sàn đều có cơ hội học đại học.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng cho biết, khi tính toán điểm sàn, Bộ đã để số thí sinh đủ điều kiện xét tuyển cao hơn nhiều lần so với chỉ tiêu. Có khối thi đã dư hàng chục lần. Vì vậy, trường công lập không thể tuyển hết nguồn. Như vậy, các trường ngoài công lập không lo không đủ nguồn tuyển.

"Vấn đề là làm sao các trường thu hút được thí sinh vào học bằng uy tín và chất lượng của mình bởi không ít thí sinh trên điểm sàn nhưng họ vẫn không chọn học những trường còn chỉ tiêu. Như vậy, quan trọng là các trường phải nâng cao chất lượng cũng như sức hút đối với thí sinh"- Thứ trưởng Ga cho biết.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.