Học sinh người Thái đậu 2 trường, nhưng không thể nhập học

Học sinh người Thái đậu 2 trường, nhưng không thể nhập học
TP - Người dân ở bản Hạt, xã Châu Bính (Quỳ Châu, Nghệ An) xót xa cho em Lê Thị Vân (người dân tộc Thái, Trường THPT-DTNT huyện Quỳ Châu) đã thi đậu vào 2 trường đại học và cao đẳng nhưng không nhập học vì quá nghèo.

> Cổ tích của Nguyệt

Em Lê Thị Vân
Em Lê Thị Vân.

Để có kết quả học tập ấy, Vân phải vượt nhiều gian khó, phấn đấu không ngừng suốt 12 năm học, trong điều kiện gia đình hết sức khó khăn.

Năm Vân học lớp 6, người cha phụ bạc đã bỏ rơi mẹ con Vân để theo người đàn bà khác. Mẹ Vân đi bước nữa. Sau hai năm đến với nhau, ông Lương Văn Tiều (bố dượng của Vân) bị tai nạn gãy xương đòn vai và tổn thương cột sống, mất khả năng lao động.

Thấy hoàn cảnh khó khăn, học xong lớp 9, mặc dù thi đỗ vào Trường THPT-DTNT huyện với số điểm cao nhưng Vân bỏ học để theo bà con dân bản lên rừng hái măng, hái củi bán kiếm tiền giúp gia đình.

Ngày 7 -9 - 2009, Báo Nghệ An điện tử đăng bài”Hãy giúp cháu Vân được đi học”. Ông Trần Văn Khanh - một kiều bào ở Cộng hoà Liên bang Đức đã nhận đỡ đầu cho cháu Vân trong 3 năm học (lớp 10, 11, 12). Nhờ đó Vân mới được tiếp tục tới trường.

Thấu hiểu cuộc đời khổ nhọc của cha mẹ và sự đùm bọc của cộng đồng nên Vân cố gắng chăm chỉ học tập. Kỳ tuyển sinh CĐ – ĐH vừa qua, Vân đậu vào Khoa Giáo dục tiểu học - ĐH Vinh, và Cao đẳng Sư phạm Nghệ An.

Sau kỳ thi đến nay, Vân đi làm thuê cho bà con dân bản, chặt củi và hái măng bán, dành dụm tiền làm hồ sơ nhập học. Nhưng dành dụm mãi cũng chỉ được hơn 1 triệu đồng.

Chị Lương Thị Nhung (mẹ của Vân) rưng rưng: “Nghe tin con thi đậu đại học, tôi mừng lắm. Nhưng nghĩ đến 4 năm ăn học ở thành phố Vinh sắp tới, lòng tôi rối như tơ vò. Ngày nhập học của cháu sắp đến, trong nhà lại không có cái gì để bán, nhưng bảo cháu bỏ học thì tôi không đành. Thương nó lắm”.

Hỏi Vân, em nghẹn ngào: “Em ước trở thành cô giáo để về giúp trẻ em nghèo ở quê được học chữ. Nhưng không biết có thực hiện được không”.

Lê Thị Vân chỉ có thể trở thành cô giáo cho dân tộc mình, cho miền quê nghèo heo hút nếu được mọi người chung tay giúp sức.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.