Hà Nội quy hoạch mạng lưới trường học đến năm 2030

Hà Nội quy hoạch mạng lưới trường học đến năm 2030
Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức công bố Nghị quyết của HĐND, Quyết định và Quy hoạch của UBND TP về việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục và mạng lưới trường học của Thủ đô đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Hà Nội quy hoạch mạng lưới trường học đến năm 2030

> Nhiều trường chưa sẵn sàng tự chủ tuyển sinh

Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức công bố Nghị quyết của HĐND, Quyết định và Quy hoạch của UBND TP về việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục và mạng lưới trường học của Thủ đô đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Hà Nội sẽ đầu tư phát triển mạng lưới trường lớp đảm bảo cơ cấu hợp lý, kiên cố hóa, hiện đại hóa và chuẩn hóa
Hà Nội sẽ đầu tư phát triển mạng lưới trường lớp đảm bảo cơ cấu hợp lý, kiên cố hóa, hiện đại hóa và chuẩn hóa.

Cải tạo và xây mới 1.215 trường học

Theo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội, đến năm 2030, TP cần cải tạo và xây mới 1.215 trường học.

Theo đó, ở bậc học mầm non, TP sẽ xây dựng thêm 724 trường (bao gồm 500 trường công lập và 224 trường ngoài công lập); trong đó, mỗi xã, phường có ít nhất 1 trường mầm non công lập kiên cố.

Phấn đấu đến năm 2015, số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đi học đạt ít nhất 35%, trẻ mẫu giáo đạt 90%; 100% trường mầm non thực hiện chương trình đổi mới giáo dục mầm non, 80% cơ sở giáo dục mầm non ứng dụng tin học trong quản lý và giáo dục trẻ; tỷ lệ trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia đến năm 2015 đạt 50 - 55%, năm 2020 đạt 65-70%, đến năm 2030 đạt 75-80%.

Với bậc tiểu học, duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học; tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt trên 90% vào năm 2015 và trên 95% vào năm 2020; tỷ lệ trường tiểu học công lập đạt chuẩn quốc gia năm 2015 đạt 50 - 55%, năm 2020 đạt 65 -70%, đến năm 2030 đạt 75 - 80%; giảm sĩ số bình quân từ 35 học sinh/lớp vào năm 2010 xuống 30 học sinh/lớp vào năm 2020.

Đồng thời, xây dựng thêm 234 trường tiểu học trong giai đoạn 2011-2030 bao gồm cả công lập và ngoài công lập; trong đó phấn đấu đến năm 2015 cơ bản các trường học được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đạt kiên cố hóa, hiện đại hóa; xây dựng mô hình trường dịch vụ chất lượng cao.

Đối với cấp THCS và THPT, huy động thanh, thiếu niên đi học đúng độ tuổi đạt 90% vào năm 2015 và trên 95% vào năm 2020; tỷ lệ trường THPT công lập đạt chuẩn quốc gia năm 2015 đạt 50 - 55%, năm 2020 đạt 65-70%, đến năm 2030 đạt 75 -80%.

Đến năm 2030, dự kiến xây thêm 108 trường THCS và 112 trường THPT. Riêng với hệ giáo dục từ xa phấn đấu đến năm 2030, xây dựng 3 cơ sở giáo dục từ xa cấp TP.

Ưu tiên dành quỹ đất cho xây trường

Theo Nghị quyết của HĐND và Quyết định của UBND TP thì Hà Nội sẽ ưu tiên dành quỹ đất 5% phục vụ công cộng của các xã và tận dụng quỹ đất còn trống chưa khai thác để xây dựng trường học.

Đối với từng dự án cụ thể về cải tạo, mở rộng diện tích của các trường học hiện có trong khu vực nội thành, thực hiện xin ý kiến cấp có thẩm quyền về phương án nâng thêm tầng, bố trí học sinh học các tầng thấp, cán bộ giáo viên làm việc tại các tầng cao.

Ưu tiên dành quỹ đất để xây dựng trường học khi di chuyển các cơ quan, đơn vị thuộc diện phải di dời ra khỏi nội đô. Hạn chế xây dựng các nhà chung cư cao tầng tại khu vực nội thành để giảm tải học sinh do tăng dân số cơ học. Bố trí quỹ đất tại các khu đô thị mới, khu tái định cư, khu vực đông dân cư để xây dựng trường học.

Theo đó, đến năm 2030, cần 17.940.531m2 đất để cải tạo và xây mới 1.215 trường học, với tổng kinh phí là 71.395 tỷ đồng (trong đó hơn 29.500 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa). Giai đoạn thực hiện từ 2012 đến 2020 cần 12.384.277m2 đất; giai đoạn 2021 đến 2030 cần 5.556.254m2.

Theo Phan Thủy
Pháp Luật Xã Hội

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG