Điểm thi đại học chỉ nên là một tiêu chí

Điểm thi đại học chỉ nên là một tiêu chí
TP - “Xét tuyển thí sinh ĐH cần toàn diện, mở rộng bộ tiêu chí để đánh giá cả một quá trình học tập, “tiêu hóa” kiến thức của thí sinh…” - Nhà văn Nguyên Ngọc, Chủ tịch HĐQT trường ĐH Phan Chu Trinh (Hội An) cho Tiền Phong biết như vậy khi nói về tuyển sinh.

Chỉ tiêu ĐH Dược Hà Nội năm 2013
> Nhiều trường đại học công bố tuyển thẳng năm 2013

Theo nhà văn Nguyên Ngọc: Thí sinh (TS) muốn vào ĐH cần đáp ứng đủ 5 tiêu chí: thứ nhất kết quả điểm thi đại học theo đề thi 3 chung của Bộ GD&ĐT.

Thứ 2, điểm thi tốt nghiệp THPT. Thứ 3, kết quả điểm tổng kết 3 năm học THPT của TS (theo học bạ). Ngoài ra, hai tiêu chí quan trọng khác là kết quả kiểm tra về khả năng tư duy của TS (do nhà trường tổ chức); và kết quả phỏng vấn trực tiếp của hội đồng tuyển sinh nhà trường về kiến thức tổng hợp, thái độ, kỹ năng, hành vi, sở thích... của TS.

Mỗi tiêu chí chiếm tỷ trọng 20% trong tiêu chuẩn xét tuyển, tương đương 20 điểm. Tổng điểm xét tuyển 100%, trường lấy từ cao xuống thấp. Hiện, phương án này được trình Hiệp hội các trường ĐH ngoài công lập đưa ra và sắp tới trình Bộ GD&ĐT xem xét, phê duyệt.

Chỉ coi kết quả thi ĐH chiếm 20% tổng điểm xét tuyển, liệu trường có xem nhẹ kỳ thi 3 chung của Bộ GD&ĐT trong khi nó đang là tiêu chí để xét tuyển?

Đề xuất bỏ kỳ thi ĐH 3 chung được đặt ra từ lâu. Nhưng hiện nay, kỳ thi này vẫn được Bộ GD&ĐT duy trì nên việc đưa kết quả kỳ thi 3 chung có tính chất quốc gia này vào tiêu chí xét tuyển là phù hợp. Nhưng đây chỉ là một tiêu chí chứ không phải duy nhất.

 Nhiều lần tôi kiến nghị ngành giáo dục ĐH phải thay đổi, cách tân tuyển sinh. Tuyển sinh thay đổi dẫn đến cách học, dạy phải thay đổi để phù hợp 

Nhà văn Nguyên Ngọc

Để đánh giá TS cần cả một quá trình. Người ta hay nói “học tài thi phận” nên nếu chỉ lấy kết quả từ một kỳ thi cho xét tuyển thì còn phiến diện, hên xui.

“Điểm sàn” ĐH cũng là một khái niệm mong manh, chưa đủ đánh giá năng lực thực sự của TS. Phương án mới này loại bỏ yếu tố điểm sàn, mở rộng bộ tiêu chí sàng lọc, xét tuyển TS đa chiều, toàn diện hơn.

Thí sinh không cần trên điểm sàn vẫn có thể vào ĐH nếu đáp ứng đủ các tiêu chí còn lại. Thực tế, thi tuyển ĐH hiện nay theo quy trình ngược. Đáng ra, anh kiểm soát đầu ra TS thì lại siết đầu vào. Chỉ cần vào ĐH coi như thành cử nhân, kỹ sư...

Con số so sánh đáng để suy ngẫm là tỷ lệ tốt nghiệp THPT cả nước lúc nào cũng ở con số hầu như 100%, nhưng chỉ tháng sau, tỷ lệ đỗ ĐH lại rớt xuống mức thê thảm.

Nếu trường dựa vào tiêu chí tốt nghiệp THPT để xét tuyển TS, khác nào thừa nhận sự “dễ dãi” này?

Đây cũng chỉ là 1 trong 5 tiêu chí cần thiết xét tuyển TS. Chúng tôi xét đến cả quá trình 3 năm học THPT của thí sinh, căn cứ trên học bạ.

Ngoài ra, còn có cả 2 tiêu chí phỏng vấn trực tiếp và kiểm tra tư duy TS. Kiểm tra kiến thức TS bằng những câu hỏi tình huống để đánh giá sự “tiêu hóa” kiến thức, cách thức tư duy, giải quyết vấn đề. Năm tiêu chí bổ sung cho nhau, khắc phục hạn chế lẫn nhau.

Nhà văn Nguyễn Ngọc
Nhà văn Nguyễn Ngọc.

Theo phương án này, công tác tuyển sinh rườm rà, phức tạp và tốn nhiều công đoạn hơn, thưa ông?

Đáng ra, chúng ta phải tập trung tối đa công tác xét tuyển, chọn lọc TS. Hiện chỉ có căn cứ duy nhất kết quả kỳ thi 3 chung, điểm sàn của Bộ GD&ĐT. Nền giáo dục nhân văn phải làm cách nào tìm, khơi gợi và phát huy được ở người học những sở trường, khả năng nhất định.

Tôi tin, ai cũng có một khả năng tiềm ẩn nào đó. Người thầy quan trọng ở chỗ phát hiện, phát huy khả năng đó. Nếu công tác tuyển sinh không đúng, không trúng thì khác nào loại bỏ đi quyền lợi, cơ hội của TS.

Nếu được phê duyệt, ĐH Phan Chu Trinh sẽ tuyển sinh theo phương án mới này?

Nhiều năm nay, trường ĐH Phan Chu Trinh ấp ủ phương án tuyển sinh mới, nên nếu được Bộ xem xét, phê duyệt, chúng tôi đảm bảo đủ nhân lực, cơ sở thực hiện đề án này. Hiện, trường đã mời thầy Trần Đức Cảnh - người thâm niên 18 năm làm công tác ĐH Harvard (Hoa Kỳ) về trực tiếp hỗ trợ công tác tuyển sinh.

Cảm ơn ông!

Nguyễn Huy

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.