Hiếm hoi và đặc biệt

Hiếm hoi và đặc biệt
TP - Nghiên cứu sinh Bùi Văn Phố, 27 tuổi, thuộc ĐH Osaka (Nhật Bản) đang nghiên cứu về Vật liệu bán dẫn (cho chương trình luận án tiến sĩ), cho biết đây là lần thứ 2 anh tham dự chuỗi sự kiện “Gặp gỡ Việt Nam” (lần đầu khi đang là sinh viên năm 2 ĐHQG Hà Nội).

> Tiến sỹ trẻ say mê chữa bệnh cho tôm
> Gặp nữ phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam 2012

GS. Jack Steinberger (92 tuổi, Nobel Vật lý năm 1988) giao lưu với trí thức trẻ VN. Ảnh: V.H
GS. Jack Steinberger (92 tuổi, Nobel Vật lý năm 1988) giao lưu với trí thức trẻ VN. Ảnh: V.H.

Khối lượng kiến thức có được từ các nhà bác học đoạt giải Nobel, nhà khoa học nổi tiếng thế giới khi cùng trực tiếp trao đổi với nhau là một dịp rất đặc biệt đối với những người làm công tác nghiên cứu.

Bùi Văn Phố sinh ra trong gia đình nghèo tại Thừa Thiên - Huế, may mắn được vợ chồng GS. Trần Thanh Vân cưu mang và nuôi dưỡng tại Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi Thủy Xuân (Huế). Phố lớn lên, học giỏi nhờ nguồn học bổng của “Gặp gỡ Việt Nam”. Anh đã tốt nghiệp thạc sĩ từ ĐHQG Hà Nội và đang làm tiến sĩ chuyên ngành Nghiên cứu về Vật liệu bán dẫn (thuộc ĐH Osaka, Nhật Bản).

Thạc sĩ Cao Thị Bích, chuyên ngành Lý thuyết Vật lý chất rắn, nói: “Những lớp học về chuyên ngành Vật lý dưới những bài giảng thiết thực của các giáo sư nổi tiếng lần này là cơ hội để các bạn sinh viên có dịp thu nhận kiến thức mà ở môi trường Việt Nam khó có thể tập hợp được một lần như vậy. Đây là một dịp hiếm hoi, như một món quà đặc biệt”.

Phan Thị Hoa, sinh viên ĐH quốc tế Việt–Pháp, tâm sự: “Tiếp cận được với TS Nguyễn Trọng Hiền và học được thuyết “đi đến cùng” của thầy nên em quyết tâm theo đuổi khoa học”. Hàng trăm sinh viên, nghiên cứu sinh không chỉ của Việt Nam, mà còn từ Thái Lan, Lào, Singapore, Nhật, Anh,… không bỏ lỡ cơ hội tham dự “gặp gỡ Việt Nam” lần này.

Giáo sư David Gross (Nobel Vật lý năm 2004) chia sẻ: “Hiện nay, xã hội công nghệ cao luôn cần một nền tảng khoa học cơ bản và đó chính là cơ sở để thu hút các tài năng trẻ. Việt Nam cần học kinh nghiệm của Nhật, Hàn Quốc, Singapore về điều này”.

Còn theo GS. Sheldon Lee Glashow (Mỹ, Nobel Vật lý 1979): “Trung tâm Quốc tế khoa học và Giáo dục liên ngành (ISICE) vừa khánh thành tại Quy Nhơn sẽ là nơi truyền cảm hứng sáng tạo cho các thế hệ sinh viên, nhà khoa học trẻ Việt Nam và các nước láng giềng. Những khám phá khoa học mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại đây.

Tại ĐH Quy Nhơn (Bình Định), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự lễ tuyên dương các học sinh đạt giải thưởng môn Vật lý, Toán học kỳ thi Olympic quốc tế 2013 và các học sinh tỉnh Bình Định đạt thủ khoa kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013. Kỳ thi Olympic quốc tế năm 2013, môn Toán, đoàn học sinh Việt Nam giành được 3 HCV, 3 HCB; môn Vật lý giành được 2 HCV, 1 HCB, 2 HCĐ.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG