7 điều quan trọng cho hồ sơ du học thành công

7 điều quan trọng cho hồ sơ du học thành công
Bạn muốn biết suy nghĩ của người xét duyệt hồ sơ du học, họ cần điều gì ở bạn? Làm sao để có một hồ sơ thuyết phục vào trường? Dưới đây là những gợi ý dành cho các bạn muốn đi du học.

Đây là một phần có trong hầu hết các đơn xin nhập học của các trường.

Tuy đó không phải là yếu tố quan trọng nhất của việc xét duyệt hồ sơ nhưng bạn sẽ được ghi điểm ưu tiên cho phần năng động trong xã hội như tham gia các tổ chức tình nguyện hay các hoạt động của một tổ chức từ thiện nào đó.

Một lời khuyên từ ông Rachel Toor- phụ trách nhập học của trường ĐH Duke và là tác giả của cuốn sách Admissions Confidental: "Điều quan trọng không nằm ở số lượng hoạt động bạn đã tham gia mà là mức độ bạn tham gia tới đâu".

Thật lý tưởng nếu bạn tham gia một hoặc hai hoạt động trong một thời gian dài và hiểu sâu về nó. Nhưng nếu bạn không có gì cho phần này thì cũng đừng sợ hay nản lòng, bảng xếp hạng trên lớp và điểm số trên trường của bạn vẫn chiếm phần lớn và một bài luận xuất sắc (xem phần 5) có thể đưa bạn lên hạng "top".

"Hãy có lòng say mê và nhiệt tình, đó là những gì chúng tôi tìm kiếm ở bạn" - Mr Toor.

2. Hãy quyết định nộp hồ sơ sớm nếu bạn đã hoàn toàn chắc chắn về trường bạn muốn vào

Cơ hội sẽ đến nếu bạn nhanh tay nộp hồ sơ. Đặc biệt là khi bạn đã qua được vòng loại xét tuyển đầu tiên có nghĩa là bạn đã được nhận vào trường và bạn phải tới đó.

Họ luôn có thiện cảm với những hồ sơ được nộp sớm, nó chiếm tới 40% trong danh sách. Tại sao ư? Việc bạn quyết định gửi sớm cũng có nghĩa là các trường sẽ có được một vị trí tốt hơn trong bảng xếp hạng các trường chất lượng.

Các trường luôn muốn nhận những học sinh thực sự mong muốn và có thể nhập học được, điều đó chứng tỏ sự lựa chọn vào trường đó luôn là số một, không có suy nghĩ chờ đợi cho một trường thứ 2 nào khác.

3. Đừng ngộ nhận rằng một điểm SAT tương đối, không đạt cao sẽ làm mất đi cơ hội của bạn.

Nhớ rằng ở mỗi cấp độ càng khó thì việc đạt điểm cao sẽ càng không đơn giản. Nhưng nếu điểm SAT hay IELTS của bạn mà dưới mức yêu cầu trung bình tối thiểu của trường bạn mơ ước thì điều đó sẽ là không thể.

Ví dụ khi một trường yêu cầu điểm SAT của bạn trung bình là 1.350, điều đó có thể sẽ không bao gồm "nhóm đặc biệt" như sinh viên quốc tế, những học sinh đã đạt giải thưởng cao trong thể thao hay những học sinh gia đình khá giả học tự túc và đóng theo mức học phí khác.

Bạn cũng có thể tập trung vào điểm số của mình trên lớp, xếp hạng cao hay tham gia một khóa học nào đó ở một cấp độ khó.

Ngoài ra, nếu bạn chưa có điểm IELTS hay TOEFL thì cũng đừng quá lo lắng, hãy tự tin nộp hồ sơ vì một số trường sẽ có bài thi test tiếng Anh cho bạn và sẽ đánh giá được năng lực của bạn tương đương với 2 chứng chỉ trên hoặc nếu hồ sơ bạn được duyệt rồi thì bạn cũng có thể xin gửi kết quả IELTS hay TOEFL sau.

4. Đừng gửi một tập hồ sơ dày cộp cho phòng tuyển sinh.

Hầu hết các trường yêu cầu trong hồ sơ xin nhập học của các bạn gồm có 2 thư giới thiệu của giáo viên bạn hoặc của những người có uy tín và một giấy mời từ phòng quản lý học viên của trường. Đừng gửi nhiều hơn trừ khi họ yêu cầu bạn.

Đã có trường hợp ở phòng tuyển sinh của một trường, họ nhận được một tập tài liệu xin nhập học với 74 thư giới thiệu. Họ đã phải thốt lên "oh my God" và nói vui rằng " Đừng gửi bánh".

Họ có thể ăn hết chỗ bánh đó nhưng sẽ không yêu bạn nhiều hơn đâu. Hãy dành thời gian để hồ sơ của bạn gọn nhẹ và đáp ứng đủ yêu cầu của trường.

5. Hãy cẩn thận với bài luận

Nhiều người khuyên bạn đừng đề cập hay viết về những vấn đề gây tranh luận. Điều đó là sai. "Các trường luôn muốn bạn là một người có suy nghĩ độc lập"- Mr Toor.

Làm sao bạn có thể hiểu sâu một vấn đề khi luôn đặt nó trong tình huống an toàn. Bài luận là một cơ hội hiếm có để chứng tỏ điều gì là đặc biệt ở bạn, làm bạn vượt trội hơn người khác - sự hóm hỉnh, say mê, nhanh nhạy và sáng tạo của bạn.

6. Nếu bạn không giàu, đó không phải là tất cả

Một điều phải thừa nhận rằng những bạn gia đình khá giả thì thường học ở những trường hạng top và có thể học tự túc ở bất cứ nước nào nhưng mặt khác, điều đó cũng có nghĩa là các bạn sẽ áp lực nhiều hơn.

Vào một trường danh giá đồng nghĩa với việc sẽ phải cạnh tranh, cố gắng nỗ lực rất nhiều so với các bạn cùng lớp.

Nếu bạn không có điều kiện chi trả học phí cũng như sinh hoạt phí thì cũng có rất nhiều chương trình hỗ trợ cho sinh viên quốc tế hoặc thi lấy học bổng của trường.

Một số trường công lập của Singapore có hỗ trợ của nhà nước dành cho sinh viên quốc tế và bạn chỉ cần cam kết ở lại làm 3 năm cho một công ty hay tổ chức của nước này sau khi tốt nghiệp.

Điều quan trọng là hãy tìm hiểu thật kĩ các chương trình hỗ trợ hay học bổng của các trường và viết đơn, cơ hội sẽ là của bạn dù bất kể bạn là ai.

7. Đừng quên portfolio nếu bạn đăng kí các ngành liên quan tới nghệ thuật

Portfolio có thể hiểu là một bộ thu thập tất cả những gì bạn đã làm được từ những bản demo hay phác thảo thiết kế thể hiện khả năng của bạn. Đây là một phần rất quan trọng cho việc xét tuyển những bạn chọn ngành nghệ thuật.

Hãy làm thật tốt và dành tâm huyết cho nó. Đó sẽ là cú sút quyết định cho thành công của bạn.

Theo Đỗ Thùy Dương
VTC

MỚI - NÓNG
Đề xuất hơn 42 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai ở Hòa Bình
Đề xuất hơn 42 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai ở Hòa Bình
TPO - Trong tháng 4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra nhiều đợt mưa giông, lốc, mưa đá kèm gió giật mạnh gây thiệt hại hơn 53 tỷ đồng, đặc biệt những nơi xảy ra thiên tai là địa phương nghèo. Do đó, tỉnh Hòa Bình đã đề xuất Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống thiên tai và các Bộ ngành Trung ương xem xét, hỗ trợ hơn 42 tỷ đồng.