Bà mẹ 2 con quyết tâm trở thành cô giáo

Do nhà nghèo, Trần Thanh Thảo, sinh năm 1981 phải nghỉ học năm lớp 6 để ở nhà phụ giúp gia đình. Khi trở thành bà mẹ 2 con, với nghị lực đáng khâm phục, cô quyết tâm đi học trở lại để thực hiện ước mơ trở thành cô giáo ấp ủ từ lâu.

Cô Trần Thanh Thảo, sinh năm 1981 (ngụ ấp Vĩnh Đông, xã Vĩnh Hòa, huyện Ba Tri, Bến Tre) được nhiều người biết đến với nghị lực vượt khó để quyết tâm trở thành cô giáo. Quá trình học tập của Thảo là cả một chặng đường đầy gian nan, thử thách. Thảo kể lại: “Do gia cảnh nghèo khó, cha mẹ không sống chung với nhau nữa nên đang học lớp 6 thì tôi buộc phải nghỉ học để ở nhà phụ giúp gia đình dù lúc đó rất ham học. Đến năm 21 tuổi thì lấy chồng rồi sinh liền 2 đứa con chứ đâu nghĩ đến chuyện tiếp tục cắp sách đến trường”. 

Khi đứa con thứ 2 được 13 tháng tuổi, Thảo xin gia đình nhà chồng cho học lớp bổ túc văn hoá ở trung tâm xã Vĩnh Hoà. Mỗi đêm Thảo đều đến lớp học để lấy kiến thức và sau 1 năm học thì thi lấy bằng tốt nghiệp THCS. Tuy nhiên, sau khi lấy bằng THCS, Thảo lại bị gián đoạn việc học do chuyện cơm áo gạo tiền và chăm sóc con.

Thảo vừa làm bảo vệ kiêm luôn quét dọn ở Trường mẫu giáo Vĩnh Hòa.

Thảo vừa làm bảo vệ kiêm luôn quét dọn ở Trường mẫu giáo Vĩnh Hòa.

Năm 2008, Thảo xin vào làm bảo vệ ở Trường mẫu giáo Vĩnh Hòa và ước mơ được đi học lại tiếp tục nhen nhóm. Không có bằng cấp, hàng tháng Thảo lãnh lương được vài trăm ngàn đồng và còn kiêm luôn nhiệm vụ quét dọn sân trường, tạp vụ… nên Thảo muốn tiếp tục đi học. 

Được nhà trường tạo điều kiện, năm 2010 Thảo đăng ký học cấp 3 tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Ba Tri. Thời gian học cấp 3 là lúc khó khăn nhất đối với Thảo vì phải vừa đi học vừa đi làm và còn phải chăm lo cho gia đình. Thảo tâm sự: “Chuyện làm bảo vệ đối với nam đã khó còn đối với phụ nữ như mình thì khó thêm gấp mấy lần. Mỗi đêm sau khi chăm sóc con phải vô cơ quan ngủ, ban ngày thì lên Trung tâm huyện học. Chuyện học 3 năm ở bậc THPT của tôi là quá trình đầy gian nan, khổ cực. Bởi vì khi đó tôi đã lớn tuổi và hồi cấp 2 chỉ học phổ cập 1 năm  được “leo thang” để lấy bằng THCS nên kiến thức hỏng đủ thứ. Nhiều lúc tôi định bỏ cuộc vì học không vô, vì hụt hẫng kiến thức nhưng được sự động viên của gia đình, đồng nghiệp nên tôi học và học nhiều gấp mấy lần những em nhỏ cùng lớp mới theo kịp”. 

Đến cuối năm 2013, Thảo thi lấy bằng tốt nghiệp THPT và đỗ luôn vào Trường Cao đẳng Sư phạm Bến Tre, ngành Giáo dục mầm non hệ vừa học vừa làm.

Thảo vừa làm bảo vệ kiêm luôn quét dọn ở Trường mẫu giáo Vĩnh Hòa.

Thảo làm bảo vệ ở Trường mẫu giáo Vĩnh Hòa. Thảo học hệ Vừa học vừa làm nên chỉ học vào thứ 7, chủ nhật và trong dịp nghỉ hè.

Bây giờ mặc dù thời gian học tập, làm việc của Thảo chật cứng nhưng với cô giáo tương lai này thì lại thoải mái hơn rất nhiều so với trước đây. Thảo cho biết, mấy năm trước khó khăn này chồng chất khó khăn kia, nhiều lúc áp lực, mệt mỏi ăn uống không được nên người ốm nhom nhưng giờ thì đã đỡ hơn rất nhiều. Hiện tại, Thảo là sinh viên năm thứ nhất hệ Vừa học vừa làm, chỉ học vào thứ 7, chủ nhật và trong dịp nghỉ hè. Thời gian còn lại Thảo dành cho gia đình và làm việc tại cơ quan. 

“Mỗi ngày tôi đi làm đều mang tập, sách đến cơ quan để khi rảnh là lấy ra học. Sau khi lấy bằng và trở thành cô giáo mầm non tôi sẽ cố gắng học lên nữa chừng nào học không nổi nữa mới thôi” - Thảo chia sẻ.

Thảo cũng mang tập, sách đến cơ quan, lúc rảnh là lấy ra học.

Thảo cũng mang tập, sách đến cơ quan, lúc rảnh là lấy ra học.

Ông Nguyễn Văn Thạnh, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học xã Vĩnh Hòa cho biết: “Vùng đất Vĩnh Hòa nổi tiếng hiếu học từ xưa đến nay với nhiều tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân. Trong đó, nghị lực và ý chí vượt qua khó khăn để tiếp tục đi học như trường hợp của cô Thảo là rất hiếm và đặc biệt. Đây cũng là tấm gương để thế hệ học sinh ở địa phương noi theo”.

Minh Giang
Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.