Ba phương án tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội

Ba phương án tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội
TP - Hà Nội vừa đưa ra 3 phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2006-2007 để thảo luận và xin ý kiến thống nhất, chọn lấy 1 phương án chính thức và điểm khuyến khích (ĐKK) tối đa là 7.
Ba phương án tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội ảnh 1

Các phương án đều thống nhất ở ba điểm sau: điểm dự tuyển tối đa là 67, trong đó tổng điểm ưu tiên (ĐƯT) .

Điểm thi (nếu có) lấy theo thang điểm 20 cho mỗi môn thi; đối với học sinh (HS) có năm học lưu ban, kết quả học tập và rèn luyện của năm học không được lên lớp không tham gia xét tuyển (nếu có xét tuyển).

1. Phương án A: Xét tuyển

Chỉ căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện ở cấp THCS của học sinh và ĐƯT , ĐKK (nếu có). Kết quả học tập và rèn luyện ở mỗi lớp học cấp THCS được quy ra tối đa là 15 điểm. Tổng các điểm này của 4 năm học được gọi là điểm xét tuyển  (ĐXT), có giá trị tối đa là 60.

Điểm dự tuyển (ĐDT) =  ĐXT+ ĐƯT + ĐKK

Phương án này sử dụng kết quả đã có sẵn trong quá trình học tập và rèn luyện ở cấp THCS của học sinh, không phải tổ chức thi tuyển, đỡ gây căng thẳng, tốn kém, đồng thời góp phần thúc đẩy giáo dục toàn diện ở cấp THCS.

Nhưng trên thực tế, mặt bằng chất lượng chưa đồng đều ở các trường THCS, điểm của học sinh còn mang tính chủ quan của giáo viên, có thể dẫn đến tình trạng xin điểm, cho điểm và một số hiện tượng lệch lạc khác trong việc đánh giá học sinh.       

2. Phương án B:  Thi tuyển

Chỉ căn cứ vào kết quả thi tuyển được tổ chức chung toàn thành phố ba môn gồm hai môn Ngữ văn, Toán , môn thứ ba công bố vào ngày 31/3/2006 được lựa chọn trong các môn có cho điểm còn lại và ĐƯT, ĐKK (nếu có). Điểm thi (ĐT) là tổng điểm thi của cả ba môn có giá trị tối đa là 60.

ĐDT = ĐT + ĐƯT + ĐKK  

Thi tuyển cho kết quả khách quan, tin cậy, công bằng. Nhưng do chỉ thi ba môn nên có thể dẫn đến tình trạng học sinh không học đều các môn, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện, dễ dẫn đến tình trạng luyện thi tràn lan và một số việc làm lệch lạc trong thi cử...

3. Phương án C: Kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển

Có ba thành phần tham gia vào ĐDT: kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở THCS, kết quả thi hai môn Ngữ văn, Toán được tổ chức chung toàn thành phố và ĐƯT, ĐKK (nếu có).

Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh mỗi năm học THCS được quy ra tối đa 5 điểm. Tổng các điểm này của 4 năm học được gọi là điểm xét tuyển  (ĐXT), có giá trị tối đa là 20. Điểm thi (ĐT) là tổng điểm của hai bài thi, tối đa 40 điểm.

ĐDT = ĐXT + ĐT + ĐƯT + ĐKK     

Ở đây vừa có sự đánh giá quá trình học tập và rèn luyện toàn diện của học sinh ở THCS, vừa có sự đánh giá khách quan chất lượng học tập của học sinh qua một cuộc thi chung (đề thi chung, chấm thi chung trên toàn thành phố), không  quá nặng nề (chỉ thi hai môn).

Kết hợp giữa xét tuyển và thi tuyển vừa có được những ưu điểm của hai phương án trên nhưng cũng mang các nhược điểm của chúng.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị UBND thành phố xem xét lựa chọn các phương án theo thứ tự ưu tiên như sau: phương án C, phương án B, phương án A.

Sở GD&ĐT Hà Nội mong nhận được và trân trọng cám ơn ý kiến đóng góp của bạn đọc về các phương án tuyển sinh để Hà Nội có được phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2006-2007 tốt nhất, đảm bảo được các yêu cầu đề ra.

Ý kiến đóng góp xin gửi về: Phòng QLT và KĐCLGD, Sở GD&ĐT, Số 23, Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội ; e-mail:  qlt_kdc@hanoi.edu.vn hoặc: Tổ phóng viên Giáo dục, báo Tiền Phong, 15 Hồ Xuân Hương Hà Nội hoặc e-mail: hothu_tp@yahoo.com.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.