Băn khoăn lớn về phổ điểm thi THPT quốc gia

Băn khoăn lớn về phổ điểm thi THPT quốc gia
Quan sát đồ thị điểm thi các môn trong kỳ thi THPT quốc gia không ít giáo viên, lãnh đạo trường đại học đặt câu hỏi, băn khoăn về cách thể hiện những con số của Bộ GD-ĐT.
Băn khoăn lớn về phổ điểm thi THPT quốc gia ảnh 1
Băn khoăn lớn về phổ điểm thi THPT quốc gia ảnh 2

Phổ điểm ba môn ở kỳ thi THPT quốc gia 2015..

“Đồ thị mới thể hiện được phân bố điểm của một nửa thí sinh dự thi ở mỗi môn, chưa làm rõ được số lượng bị điểm liệt vì không có thống kê số thí sinh được 0,25 và 0,75 điểm” - Lê Trường Tùng, Chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH FPT nêu ý kiến.

Điểm thi của thí sinh năm nay được tính đến 0,25 nhưng bản thân ông lấy làm lạ khi con số thí sinh đạt ở các mức điểm 0,25 và 0,75 không xuất hiện trên bản đồ.

Chiều 24/7, sau khi Bộ GD-ĐT trình bày lại đồ thị phổ điểm môn Toán và Ngữ văn, số thí sinh bị điểm liệt môn Toán ước tính là gần 40.000 em, môn Ngữ văn cả nghìn em. Trước đó, trong phổ điểm được công bố ngày 23/7, số học sinh bị điểm liệt môn Toán theo tính toán chỉ hơn 12.000 em, môn Văn có hơn 600 em bị điểm liệt.

Thầy Đào Tuấn Đạt, hiệu trưởng Trường THPT Anh-xtanh (Hà Nội) đặt vấn đề dữ liệu trong tay, tại sao Bộ GD-ĐT không công bố những con số này để học sinh biết mình đang ở đâu để có định hướng chọn trường.

“Có một sự bấp bênh khó hiểu ở đây khi môn Toán, Ngữ văn dải điểm của Bộ chia theo các mức đến 0,5 điểm, trong khi nhiều môn khác khoảng cách còn lớn hơn đến 1 điểm. Thật khó để đưa ra nhận xét và lời khuyên cho thí sinh với điểm số cụ thể của các em” – ông Đạt nêu ý kiến.

Băn khoăn lớn về phổ điểm thi THPT quốc gia ảnh 3
Băn khoăn lớn về phổ điểm thi THPT quốc gia ảnh 4

Phổ điểm 2 môn Toán, Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2015.

Ông Tùng đặt vấn đề Bộ nên công bố phổ điểm theo khối thi truyền thống là A, B, C, D để thí sinh biết với tổng điểm của mình các em đang ở đâu để cân nhắc chọn trường. “Việc đó không hề khó và nằm trong khả năng của Bộ GD-ĐT”.

Nếu chỉ cộng dồn các con số được đưa ra trên phổ điểm của thí sinh ở các môn sẽ thấy có sự xô lệch đáng kể các con số. Ví dụ môn Toán có 947.028 thí sinh dự thi nhưng theo thống kê trên đồ thị phổ điểm chỉ có 499.941 thí sinh; môn Vật lý có hơn 463.000 thí sinh đến làm bài thi nhưng đồ thị chỉ thể hiện kết quả của hơn 92.600 em.

Bất ngờ với phổ điểm môn Toán và Ngoại ngữ

Phổ điểm ở môn Toán được nhiều giáo viên cho rằng có những khác lạ. Sau khi rơi vào vùng phổ điểm trung bình là 5-7 thì đáng lẽ điểm sẽ giảm dần về tiệm cận điểm 10.

Tuy nhiên với phổ điểm công bố, khi đường cong giảm dần xuống mức 8,5 thì bất ngờ lại tăng lên đột ngột ở mức 9,0 rồi mới rơi xuống.

Để minh bạch vấn đề này, theo các giáo viên, Bộ GD-ĐT nên công bố phổ điểm môn thi của từng cụm thi. Trên cơ sở vùng phổ điểm của từng cụm Bộ GD-ĐT cũng sẽ rút được kinh nghiệm trong khâu tổ chức tránh những tiêu cực không đáng có. Bên cạnh đó cũng là cơ sở để cho các trường ĐH, CĐ đánh giá khả năng nghiêm túc ở từng cụm thi do ĐH chủ trì.

Bộ GD-ĐT từng khẳng định, đề thi THPT quốc gia có khoảng 60 % câu hỏi cơ bản và 40% câu hỏi phân hóa. Nếu như các môn thi khác thể hiện được khá rõ nét chủ trương này thì ở môn Ngoại ngữ lại hoàn toàn trái ngược.

Vùng phổ điểm chủ yếu của môn Ngoại ngữ lại rơi vào vùng 2-3,5 điểm, trong khi vùng mức điểm trung bình 5-6 lại rất thấp. Không ít người cho rằng với cách dạy và học ngoại ngữ hiện nay việc điểm môn thi này có kết quả như vậy là điều bình thường.

Tuy nhiên, nhìn lại phổ điểm ở kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH,CĐ năm 2014 cho thấy có sự “xáo trộn” rất lớn ở môn thi này trong khi cách thức thi vẫn không có sự thay đổi. Bên cạnh đó, hầu hết thí sinh dự thi môn Ngoại ngữ thuộc những vùng thuận lợi bởi vùng khó khăn được phép chọn môn thi thay thế.

Theo các phổ điểm đã công bố, môn có phổ điểm tốt nhất là Địa lý với đường phân bố gần với đường chuẩn. Dựa vào đồ thị có thể thấy đề thi môn Địa đã làm tốt nhiệm vụ phân loại được thí sinh, từ đó giúp các trường dễ dàng lựa chọn thí sinh phù hợp.

Theo Theo Vietnamnet
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.