Bán trú bằng cơm nhà

Bán trú bằng cơm nhà
TP - Mô hình được khởi xướng từ Trường Mầm non Hướng Hiệp, đến nay đã được nhân rộng phủ khắp các điểm trường chưa có nhân viên cấp dưỡng trên toàn huyện, trong đó có 61 điểm trường lẻ. Nhờ mô hình đặc biệt này mà tỷ lệ trẻ ra lớp và đến lớp ở huyện rẻo cao Đakrông, Quảng Trị (là 1/62 huyện nghèo nhất nước) được duy trì đều đặn.

Chúng tôi đến điểm lẻ Mầm non thôn A Rồng thuộc Trường Mầm non Hoa Lan nằm cách thị trấn huyện lỵ Krông Klang quãng 6 cây số, đúng lúc cô giáo Nguyễn Thị Hiệp, chủ nhiệm và cũng là giáo viên duy nhất của lớp học đang chuẩn bị cho các cháu ăn trưa. Bữa cơm khá đặc biệt. Những phần ăn không giống nhau đã được phụ huynh chuẩn bị cho con mình mang theo sẵn đến lớp từ đầu buổi sáng. Cơm, thức ăn không còn được nóng nhưng các cháu nhai nuốt ngon lành. Cô Hiệp bảo: “Trường rất muốn nấu ăn cho các cháu song chưa có điều kiện. Cả lớp cũng chỉ có mình tôi đảm trách từ khâu chăm lo sức khỏe đến việc dạy các cháu kỹ năng sống, học chữ cái. Muốn duy trì được học sinh đi học đều đặn, giáo viên phải đến tận từng nhà, vận động các bậc phụ huynh chuẩn bị bữa cơm cho con em mình để các cháu mang theo sẵn khi đến lớp”.

Điều cô Hiệp nói cũng là hiện trạng chung ở chốn rẻo cao Đakrông này. Số lượng trẻ rất ít ở mỗi điểm trường, trong lúc nguồn kinh phí ngân sách cũng như điều kiện kinh tế của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô, Kinh ở đây gặp nhiều khó khăn nên không đáp ứng được việc mỗi điểm trường có một nhân viên cấp dưỡng. “Các cháu không có được điều kiện để bán trú, mà không bán trú thì người dân rất khó khăn trong việc đưa đón con em mình bởi bà con thường phải làm nương làm rẫy từ sáng sớm tới chiều muộn mới về. Từ thực tế này Phòng GD&ĐT huyện đã động viên các giáo viên chủ nhiệm lớp tích cực động viên, vận động bà con phối hợp với trường, sắp xếp thời gian cùng chăm lo bữa ăn cho các cháu để các cháu được bán trú, phụ huynh yên tâm làm ăn”, thầy Đức nói.

Ở điểm lớp Mẫu giáo bản Ba Ngày, xã Tà Long, bữa cơm trưa của các cháu được cô giáo ghi tên trên nắp cặp lồng cơm để tránh nhầm lẫn. Các cháu háo hức mở hộp cơm của mình. Chị Hồ Thị Lơn, một người dân của bản, tranh thủ bữa trưa ghé lớp thăm con. Chị bảo: “Việc con mang theo cơm đến lớp để ăn, bán trú rất thuận tiện cho cha mẹ. Bữa trước, lúc cô giáo chưa động viên, phối hợp làm việc này, cha mẹ gặp rất nhiều khó khăn, do phải đưa đón các cháu những 4 lần/ngày, không có thời gian để làm việc. Trường hợp cho cháu học một buổi, buổi còn lại ở nhà, bố mẹ đi làm cũng không yên tâm”.

Số liệu từ Sở GD&ĐT Quảng Trị ngày 1/1 cho thấy, tỉnh này hiện có hơn 38.200 trẻ, chủ yếu từ 36 đến 72 tháng tuổi, đến trường. Trong khi đó, chỉ có khoảng 500 nhân viên cấp dưỡng, nếu tính 35 cháu nhà trẻ/nhân viên cấp dưỡng hoặc 50 cháu mẫu giáo/nhân viên cấp dưỡng thì cần thêm ít nhất 317 nhân viên cấp dưỡng mới cơ bản đáp được yêu cầu cho trẻ bán trú. Việc xã hội hóa để hợp đồng thêm các nhân viên cấp dưỡng trong điều kiện kinh tế người dân hiện nay, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, thì không thể nào thực hiện được. Bởi vậy việc giáo viên phối hợp với phụ huynh cùng chăm lo cho bữa ăn của các cháu để các cháu có được điều kiện bán trú, người dân theo đó có được thời gian, điều kiện để phát triển sản xuất, là phương án tối ưu. 

Số liệu từ Sở GD&ĐT Quảng Trị ngày 1/1 cho thấy, tỉnh này hiện có hơn 38.200 trẻ, chủ yếu từ 36 đến 72 tháng tuổi, đến trường. Trong khi đó, chỉ có khoảng 500 nhân viên cấp dưỡng, nếu tính 35 cháu nhà trẻ/nhân viên cấp dưỡng hoặc 50 cháu mẫu giáo/nhân viên cấp dưỡng thì cần thêm ít nhất 317 nhân viên cấp dưỡng mới cơ bản đáp được yêu cầu cho trẻ bán trú.

MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.