Thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học:

Bộ “buông” là trường và sở “nhận lời”

Cải cách thi cử theo hướng ngày càng thuận tiện và nhẹ nhàng là mong muốn của toàn xã hội (thí sinh dự thi THPT quốc gia 2016 tại hội đồng thi trường ĐH Y Hà Nội). Ảnh: Ngọc Châu
Cải cách thi cử theo hướng ngày càng thuận tiện và nhẹ nhàng là mong muốn của toàn xã hội (thí sinh dự thi THPT quốc gia 2016 tại hội đồng thi trường ĐH Y Hà Nội). Ảnh: Ngọc Châu
TP - Kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2016, với những gì đã đạt được, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, đã đến lúc Bộ GD&ĐT nên mạnh dạn giao quyền tự chủ cho các địa phương, trường ĐH trong thi tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học.

Thi tốt nghiệp THPT: Nên trả về cho địa phương

Theo PGS.TS Lê Hữu Lập, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Bộ GD&ĐT nên giao kỳ thi tốt nghiệp cho các địa phương. “Các địa phương nên xét tốt nghiệp thông qua kỳ thi cuối năm tại các trường do Sở GD&ĐT tổ chức. Như thế sẽ nhẹ nhàng, không căng thẳng cho thí sinh.  

Còn đề thi, Cục Khảo thí có thể xây dựng một ngân hàng đề và các Sở GD&ĐT có thể rút tại đó” - ông Lập nêu ý kiến. Đồng quan điểm này, TS Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng ĐH FPT cũng khẳng định thi tốt nghiệp THPT nên giao cho các Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm. “Kỳ thi tốt nghiệp này cũng không cần phải tổ chức thi chung cả nước căng thẳng như thời kỳ 3 chung trước đây” - TS Đàm Quang Minh cho biết. 

Với góc độ ý kiến cá nhân, ông Lương Văn Việt, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương nói: “Đây là kỳ thi đánh giá kiến thức phổ thông của học sinh sau khi kết thúc 12 năm học. Nên tôi cho rằng Sở GD&ĐT hoàn toàn có thể tổ chức tốt”. 

Một chuyên gia giáo dục cũng nhận định, để các Sở GD&ĐT tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT là chuẩn nhất. “Kỳ thi tốt nghiệp THPT không mang tính chất phân loại, không có tính cạnh tranh, không phải để ai đỗ, ai trượt mà chỉ đơn giản là để đánh giá mặt bằng kiến thức của học sinh nên giao cho địa phương để không gây áp lực và căng thẳng cho thí sinh. 

Qua hai năm tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, các Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm chủ trì cụm thi địa phương và họ đã làm rất tốt. Nên tôi nghĩ, không có gì băn khoăn nếu kỳ thi tốt nghiệp THPT được giao về các Sở GD&ĐT” - vị chuyên gia bày tỏ quan điểm.

Đại học: Bộ cứ “buông” là các trường lo được hết

Về tự chủ của các trường ĐH, theo TS Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT, đa số các trường sẽ xét tuyển. Chỉ một số trường top trên tổ chức thi tuyển. “Các trường ĐH chỉ cần đánh giá “đầu ra chuẩn”. ĐH hiện nay chất lượng kém do không ai để ý đến quá trình đánh giá chuẩn đầu ra mà chỉ nhăm nhăm chuyện đầu vào, còn đầu ra thì thế nào cũng được” - ông Minh nói. Cũng theo ông Minh, Bộ GD&ĐT cứ “buông” là các trường lo được hết

Còn theo PGS Lê Hữu Lập, tự chủ không có nghĩa là các trường làm hết. “Nếu có 500 trường ĐH,  mỗi trường tổ chức một kỳ thi thì xã hội sẽ loạn.  Còn để các trường tự lập nhóm sẽ lung tung ngay. Bao nhiêu nhóm cho đủ?” - ông Lập băn khoăn.

 Do đó, PGS Lê Hữu Lập đưa ra giải pháp là nên thành lập một trung tâm khảo thí độc lập. Trung tâm này sẽ giúp các trường ĐH tổ chức thi cho thí sinh. Trường nào thích thì lấy kết quả từ trung tâm, còn không thích thì xét học bạ. “Chúng ta có 1 nhóm cho cả nước hơn, hay 5 chục nhóm cho cả nước hơn? Thi cứ thi để lấy chuẩn, còn xét thế nào, xét lúc nào là do các trường, đó là tự chủ” - ông Lập nói. 

Cũng theo ông Lập, Bộ GD&ĐT là cơ quan quản lý nhà nước, không nên sa đà vào việc tổ chức thi cử. Bộ phải đưa ra chủ trương, chính sách và thanh tra, giám sát, đảm bảo cho sự phát triển giáo dục và sự công bằng xã hội về lĩnh vực giáo dục.

Trong khi đó, một chuyên gia giáo dục khác thì cho rằng, hiện nay, Việt Nam chưa thể có trung tâm khảo thí như một số nước phát triển, năm tới, với việc tuyển sinh ĐH, CĐ, Bộ có thể có giải pháp nào đó để kỳ thi tuyển sinh này diễn ra nhẹ nhàng, không tốn nhiều thời gian của thí sinh. 

“Nếu Bộ GD&ĐT tổ chức được những bài thi giống như kiểu bài thi đánh giá năng lực của ĐH quốc gia Hà Nội thì tốt. Thí sinh chỉ cần hoàn thành bài thi trong một buổi thi. Còn các trường ĐH, dựa vào yêu cầu của mình có thể lựa chọn thí sinh theo năng lực của bài thi được đánh giá” - vị chuyên gia cho hay.

Trao đổi về vấn đề này với PV Tiền Phong, GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm UBVHGDTTN&NĐ Quốc hội, cho rằng, vấn đề giao quyền tự chủ cho các Sở GD&ĐT tổ chức kỳ thi tốt nghiệp, các trường ĐH tự chủ xét tuyển sinh đã được nêu ra từ lâu. Bộ GD&ĐT cũng bắt đầu có những động thái đi theo hướng này.

 “Chúng ta chờ xem thời gian tới Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện như thế nào nữa thôi” - GS Đào Trọng Thi nói. Trước đó, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, sau khi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2016, Bộ sẽ tổ chức lấy ý kiến các trường ĐH, CĐ, các sở GD&ĐT, các chuyên gia giáo dục về vấn đề này.

 “Chủ trương của Bộ GD&ĐT vẫn là giao quyền tự chủ mạnh mẽ nhất cho các trường ĐH, CĐ và các địa phương” – Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho hay.

Trao đổi về vấn đề này với PV Tiền Phong, GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm UBVHGDTTN&NĐ Quốc hội, cho rằng, vần đề giao quyền tự chủ cho các Sở GD&ĐT tổ chức kỳ thi tốt nghiệp, các trường ĐH tự chủ xét tuyển sinh đã được nêu ra từ lâu. Bộ GD&ĐT cũng bắt đầu có những động thái đi theo hướng này. “Chúng ta chờ xem thời gian tới Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện như thế nào nữa thôi” – GS Đào Trọng Thi khẳng định.

MỚI - NÓNG
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
TPO - Hiện nay dòng máy bay Airbus A321 Neo có phần linh kiện đang trong thời gian bảo trì bảo dưỡng. Theo yêu cầu của nhà chế tạo, hàng loạt máy bay đã phải triệu hồi, phải dừng các chuyến bay bằng dòng máy bay này. "Các hãng nội địa của chúng ta dùng dòng máy bay này là chính nên dẫn đến việc hạn chế, thiếu hụt máy bay. Đây là một tác nhân cho việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua" - Cục Hàng không thông tin tới lãnh đạo TP. Đà Nẵng. 
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.